Trứng lòng đào hay còn gọi là trứng tái, là món ăn yêu thích của nhiều người, một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Dưới đây là thông tin giải đáp về thắc mắc ăn trứng lòng đào có tốt không.
Trứng lòng đào hay còn gọi là trứng tái, là món ăn yêu thích của nhiều người, một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Dưới đây là thông tin giải đáp về thắc mắc ăn trứng lòng đào có tốt không.
Đối với nhiều người, cà phê và trứng thường được ăn và uống cùng nhau vào bữa sáng, nhưng hóa ra đây là điều không nên, theo một bài viết mới đăng trên Mirror.
Trứng là món ăn sáng lành mạnh và bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, D và B12 cũng như protein tuyệt vời. Nhưng nếu bạn có xu hướng ăn trứng cùng với cốc cà phê buổi sáng thì có lẽ bạn nên điều chỉnh một chút.
Theo các chuyên gia thực phẩm, mặc dù đây có thể là sự kết hợp trong mơ từ góc độ hương vị nhưng bạn sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích từ các chất dinh dưỡng trong trứng nếu ăn theo kiểu này.
Chuyên gia dinh dưỡng Priya Bansal, trước đây làm việc tại Bệnh viện Apollo, Delhi, Ấn Độ, giải thích: "Trứng và cà phê có những lợi ích riêng và có thể được thưởng thức như một phần của bữa sáng cân bằng. Trứng là nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Cà phê được biết đến với hàm lượng caffeine cao, mang lại tác dụng kích thích".
Tuy nhiên, Bansal cảnh báo khi kết hợp trứng và cà phê, một số yếu tố có thể dẫn đến tác dụng phụ tiềm ẩn ở một số người. Ví dụ, khi trứng và cà phê được tiêu thụ cùng nhau, nó có thể cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Theo Bansal, cà phê có chứa các hợp chất gọi là tannin và polyphenol, có thể cản trở sự hấp thu sắt và canxi trong trứng. Điều này được các chuyên gia tại công ty thực phẩm Prepped Pots ủng hộ, họ khuyên nên kiêng uống cà phê hoặc trà ít nhất một giờ sau khi ăn trứng, Huffington Post đưa tin.
Nhưng đó chưa phải tất cả. Việc kết hợp trứng và cà phê cũng có thể dẫn đến khó chịu về tiêu hóa. Điều này là do cả trứng và cà phê đều có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể dẫn đến trào ngược axit, ợ nóng hoặc đau bụng.
Ngoài ra, cả trứng và cà phê đều có đặc tính lợi tiểu, nghĩa là chúng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn - điều này có thể khiến bạn bị mất nước. Bạn nên uống nhiều nước hơn, đặc biệt nếu bạn ăn và uống hai thứ này cùng nhau.
Ngoài việc không nên uống cà phê cùng trứng, các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý về liều lượng cà phê.
Cà phê chứa caffeine, có thể giúp thúc đẩy tâm trạng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và giúp bạn tỉnh táo hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cà phê an toàn với đa số mọi người khi tiêu thụ với lượng vừa đủ.
Tuy nhiên, nạp vào cơ thể một lượng lớn caffeine có thể gây tổn hại cho sức khỏe.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể khiến bạn bồn chồn và gây ra:
Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ (văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ), mức cà phê an toàn cho hầu hết mọi người là 3-5 tách cà phê mỗi ngày với tổng lượng caffeine tối đa là 400 mg. Hàm lượng caffeine có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cà phê, nhưng một cốc cà phê 240 ml trung bình có 95 miligam caffeine.
Ngoài ra, mọi người cũng nên tránh uống cà phê sau 3 giờ chiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Làm sạch vết thương là tác dụng được biết đến nhiều nhất của nước muối sinh lý. Với nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu trong trường hợp bạn bị chảy máu, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu... rồi thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.
Trên thực tế, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) được sử dụng để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn. Bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo nếu muốn thực hiện sát khuẩn, hoặc có khi không cho dùng kèm theo nếu không cần thiết.
Nước muối sinh lý có sát khuẩn làm sạch vết thương
Dưới đây là một số tác dụng của nước muối sinh lý, bao gồm:
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt: dùng nước muối sinh lý hàng ngày, sáng và tối để nhỏ mắt, giúp làm trôi các bụi bẩn, mầm bệnh, nhằm ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ... Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý có tác dụng giúp mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều, dùng điện thoại hay mắt phải hoạt động trong một thời gian dài. Bạn nên dùng nước muối dành riêng cho mắt khi sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, có vẽ biểu tượng con mắt trên nhãn chai nước muối. Không sử dụng nước muối sinh lý súc miệng để nhỏ mắt.
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào tai: bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai trước khi loại bỏ ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Với cách làm này, ráy tai được loại bỏ dễ dàng và sạch sẽ hơn rất nhiều. Trong trường hợp tai không quá bẩn hay ngứa, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý, chờ 1-2 phút rồi dốc ngược nước muối sinh lý ra ngoài cũng có tác dụng làm sạch tai vô cùng hữu hiệu, có thể giúp tai đỡ bị ù giảm thính lực.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và họng: Bạn có thể làm sạch mũi và họng theo một cách vô cùng đơn giản là súc rửa bằng nước muối sinh lý, trước khi quyết định dùng các loại thuốc. Nước muối sinh lý giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.
Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày giúp bạn vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.
Nước muối sinh lý cũng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ mũi khỏi bị viêm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng dùng hàng ngày, chỉ nên dùng khi mũi có dấu hiệu tắc nghẹt, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, mũi có mủ xanh. Sử dụng nước muối sinh lý giúp nước mũi, mủ không bị chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm.
Dùng nước muối sinh lý để súc miệng: súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bên cạnh tác dụng bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta, tác dụng của nước muối sinh lý còn là một trong những giải pháp để trị mụn và tẩy tế bào chết nữa cơ.
Làm sạch vết thương: Đây là tác dụng được nhiều người biết đến của nước muối sinh lý. Dùng nước muối sinh lý để rửa trôi vi khuẩn, vết bụi bẩn...ở những vết thương hở. Nước muối sinh lý không có tác dụng sát khuẩn.
Giải độc cho cơ thể: Hoàn toàn có thể uống được nước muối sinh lý bởi nó có độ mặn ít. Trong trường hợp bạn bị mất nước nhiều do tiêu chảy, do đổ mồ hôi nhiều, ngộ độc thực phẩm nhẹ, sử dụng nước muối sinh lý giúp giải độc cấp tốc cho cơ thể bằng cách uống hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tuy nhiên, khi dùng để tiêm truyền, phải chọn cẩn thận đúng loại nước muối sinh lý dùng cho tiêm truyền chứ không phải là bất cứ loại nước muối sinh lý nào cũng có thể dùng được..
Tác dụng của nước muối sinh lý đối với da mụn, tế bào chết
Do khả năng kiềm dầu và tẩy tế bào chết, rửa mặt bằng nước muối sinh lý là một phương pháp trị mụn cực kỳ đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn là do dầu nhờn. Bụi bẩn, bã nhờn sẽ được làm sạch, khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Mụn không thể phát triển được khi bạn có một làn da sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng.
Tẩy tế bào da chết bằng nước muối sinh lý là sử dụng nước muối sinh lý trong khi tắm, mát xa nhẹ nhàng lên vùng cơ thể cần tẩy tế bào da chết, đây là cách đơn giản để loại bỏ tế bào da chết. Da bạn trở nên tươi sáng và mịn màng hơn bởi thành phần muối trong dung dịch sẽ kích thích máu lưu thông.
Nước muối sinh lý đối với da mụn làm sạch bụi bẩn, bã nhờn
Yêu cầu sử dụng nước muối sinh lý làm dịch tiêm truyền vào cơ thể rất khắt khe. Do đó, không phải bất kỳ loại nước muối sinh lý nào cũng được dùng để tiêm truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, Khi thực hiện tiêm truyền bằng nước muối sinh lý cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.