Số điện thoại khẩn cấp là các số được dành riêng để gọi trong các tình huống khẩn cấp, khi cần sự trợ giúp ngay lập tức như cấp cứu, cứu hỏa,...Các số điện thoại khẩn cấp thường được cung cấp và quảng bá rộng rãi để mọi người có thể liên lạc và yêu cầu sự trợ giúp trong các tình huống nguy hiểm, bất ngờ hoặc cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
Số điện thoại khẩn cấp là các số được dành riêng để gọi trong các tình huống khẩn cấp, khi cần sự trợ giúp ngay lập tức như cấp cứu, cứu hỏa,...Các số điện thoại khẩn cấp thường được cung cấp và quảng bá rộng rãi để mọi người có thể liên lạc và yêu cầu sự trợ giúp trong các tình huống nguy hiểm, bất ngờ hoặc cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Hình phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc có thể bị phạt tù lên đến 07 tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, hành vi gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.