Rủi ro bảo hiểm là gì? Nội dung báo cáo quản trị rủi ro (Hình từ Internet)
Rủi ro bảo hiểm là gì? Nội dung báo cáo quản trị rủi ro (Hình từ Internet)
Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản gồm nguyên nhân khách quan bên ngoài ( lãi suất biến động, chính sách tiền tệ, hoạt động đầu tư kinh doanh của khách hàng, biến động thị trường...) và nguyên nhân chủ quan từ chính tổ chức tài chính.
Biến động lãi suất: Mọi biến động lãi suất đều ảnh hưởng đến dòng tiền gửi và tiền cho vay của ngân hàng hay các tổ chức, doanh nghiệp, vì lãi suất thay đổi sẽ tác động đến tâm lý của người gửi tiền, từ đó thay đổi hành vi của họ khiến dòng tiền bị thay đổi theo.
Chính sách tiền tệ: NHTW cần ban hành chính sách tiền tệ để có thể quản lý cung tiền trong thị trường tài chính. Do vậy họ sử dụng các công cụ tiền tệ gồm: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thanh toán của NHTM và các tổ chức doanh nghiệp.
Các hoạt động đầu tư, kinh doanh: Thường thì hoạt động đầu tư, kinh doanh có chu kỳ, chẳng hạn như vào mùa cuối năm các nhu cầu đầu tư, kinh doanh, chi trả để thanh toán tăng mạnh (doanh nghiệp trả lương, giải ngân, thanh toán nợ…) khiến nhu cầu về tiền cũng tăng theo, gây áp lực lên nhu cầu thanh khoản của ngân hàng cũng như các đơn vị doanh nghiệp khác.
Biến động của thị trường: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao… đều tạo sức ép lớn cho ngân hàng và các doanh nghiệp. Ngay cả những tin đồn thất thiệt đều có thể khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và các hoạt động cho vay của ngân hàng gặp bất lợi.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ rủi ro giá chứng khoán do khách hàng phó mặc cổ phiếu cầm cố cho NHTM, rủi ro thị trường hàng hoá khi giá cả xuống thấp, người bán bị thua lỗ sẽ không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, rủi ro khi các chính sách hàng hoá thay đổi, rủi ro thiên tai, rủi ro danh tiếng, rủi ro đạo đức của doanh nghiệp… đều có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản.
Các hoạt động từ bên trong doanh nghiệp và ngân hàng cũng gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản. Chẳng hạn như việc ngân hàng vay mượn quá nhiều, hay doanh nghiệp sử dụng các khoản tiền ngắn hạn để đầu tư dài hạn cũng khiến thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn rơi vào tình trạng mất cân bằng. Khi đó, nếu lợi nhuận thu về từ các khoản tiền đầu tư không thể cân bằng với số tiền đã bỏ ra, không đủ để chi trả tiền lãi phát sinh thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.
Đối với chứng khoán, rủi ro thanh khoản xảy thường là rủi ro thanh khoản thị trường, còn được gọi là rủi ro thanh khoản tài sản.
Tính thanh khoản của thị trường cao, điều đó có nghĩa tài sản có nguồn cung và nhu cầu cao, luôn có người muốn bán và mua tài sản đó. Nếu có người bán tài sản nhưng không có người mua, tức là tài sản đó không thể thanh khoản được hoặc tính thanh khoản rất thấp. Vì vậy, tính thanh khoản và tính kém thanh khoản phụ thuộc vào thị trường. Trong trường hợp khó tìm người mua, tài sản sẽ phải hạ giá thấp hơn để tăng tính thanh khoản hơn. Nếu khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Điều này gọi là “rủi ro thanh khoản” trong đầu tư chứng khoán.
Để cẩn trọng hơn trong đầu tư, nhà đầu tư phải nắm rõ tính thanh khoản của từng tài sản, chứng khoán cụ thể và các rủi ro thanh khoản đi kèm.
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều trái phiếu doanh nghiệp đang có rủi ro về thanh khoản. Có thể thấy, một số ngân hàng thương mại cùng các nhà đầu tư đã thiếu thận trọng trong đánh giá rủi ro các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Tình trạng “tiền rẻ” trong năm 2020 - 2021 và mức giá bất động sản lên quá cao đã dẫn đến sự dễ dãi trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sau đó các kênh vốn đột ngột bị thắt chặt khiến doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư không kịp tính toán rủi ro để có các phương án ứng phó phù hợp.
Rủi ro về tài chính dẫn đến tổn thất về tài chính. Rủi ro này sẽ đo lường được bằng tiền mặt. Rủi ro tài chính sẽ gây thiệt hại về tài chính, như chi phí để khôi phục, sửa chữa hoặc thay thế tài sản.
Rủi ro tài chính không chỉ đề cập đến những thiệt hại về tài sản. Những rủi ro gây tổn thất về sức khỏe con người cũng có thể đánh giá bằng tiền dựa theo điều khoản thương lượng trước đó. Đó chính là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động v.v...
Rủi ro phi tài chính là rủi ro không thể đo lường bằng tiền mặt. Đây là loại rủi ro không gây thiệt hại về tài chính mà nó ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của bạn. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy không hài lòng, không vui. Loại rủi ro này thường rất hay gặp phải trong cuộc sống nhưng mức độ thiệt hại thì không thể đo lường được bằng tài chính.
Phân loại rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ
Rủi ro chung là loại rủi ro không thể kiểm soát được và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà ảnh hưởng trên diện rộng. Rủi ro chung gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội (ví dụ như thiên tai, bệnh dịch,...). Để khắc phục hậu quả do rủi ro này gây ra cần sự vào cuộc từ nhà nước, chính phủ và toàn xã hội.
Rủi ro riêng là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân ví dụ như: Tai nạn, hoả hoạn, trộm cướp,...
Rủi ro có điều kiện như thế nào để được bảo hiểm?
Để phòng tránh đầu tư vào các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu kém và có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Nhà đầu tư có thể thông qua những số liệu các báo cáo tài chính để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản.
Các tỷ số tài chính thường được sử dụng để đánh giá về rủi ro thanh khoản, có ba phần chủ yếu:
- Thu nhập trước thuế và lãi, là chỉ số cho thấy khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Chỉ số này thay đổi tùy theo ngành nghề, nếu doanh nghiệp nào có tỷ số này thấp hơn trung bình ngành cần xem xét lại tình hình tài chính vì có thể đây là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém có thể dẫn đến thu nhập giảm đáng kể, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như trách nhiệm đối với các khoản nợ. Đối với các tổ chức hay công ty có chi phí lớn nhưng là chi phí không bằng tiền ví dụ như chi phí khấu hao, các khoản mục hoãn lại… thì chỉ số thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao áp dụng sẽ phù hợp hơn.
Tham khảo về các chỉ số tài chính tại Vietcap Trading
Dưới đây là báo cáo về lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Vinamilk (EBIT) trong hai năm 2015 và 2016. Chỉ số EBIT của công ty lớn hơn rất nhiều so với phần nghĩa vụ thuế và chi phí lãi, cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, khả năng thanh toán các khoản phải trả rất tốt.
- Tỷ số nợ trên dòng tiền gộp (lợi nhuận từ hoạt động cộng với khấu hao và các khoản mục hoãn lại) cho chúng ta biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp: với dòng tiền này sẽ mất bao nhiêu năm thì thanh toán hết các khoản nợ (giả định rằng không có nợ mới phát sinh hay gia tăng thêm vốn).
- Dòng tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản chi trả cổ tức và cổ đông rút vốn.
Cần lưu ý rằng các tỷ lệ tài chính về thanh khoản không phải là công cụ tiên quyết để ra các quyết định về quản lý thanh khoản. Chúng ta cần cân nhắc kỹ khi sử dụng các tỷ lệ này vì bản chất các tỷ lệ tài chính chỉ phản ánh khả năng thanh khoản hiện thời dựa trên các số liệu quá khứ chứ không đưa ra được kết quả của hoạt động tương lai. Các tỷ lệ chúng ta thường dùng để đánh giá tính thanh khoản bao gồm:
- Tỷ lệ thanh toán nhanh hay hệ số acid, thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền.
- Tỷ lệ thanh toán hiện hành, được tính bằng cách lấy trên sổ sách kế toán tổng giá trị của tài sản hiện hành chia cho tổng giá trị các khoản nợ hiện hành. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp tốt, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể đang thiếu hụt nguồn tiền.
- Tỷ lệ số dư chưa rút vốn của hạn mức tín dụng trên tổng số nợ hiện hành cho biết khả năng dự trữ phòng vệ trong những trường hợp cần sử dụng tiền ngoài dự kiến.
Khi sử dụng các tỷ lệ này, chúng ta cần cân nhắc đến giá trị của cổ phiếu và nợ, ví dụ như một doanh nghiệp có số lượng lớn cổ phiếu chưa sử dụng hay các khoản nợ chưa thu hồi được, những khoản này có thể được đưa vào tính toán tỷ lệ để phản ánh đúng khả năng thanh khoản.
Bảng thống kê sau đây cho thấy tình hình thanh khoản của công ty Vinamilk tốt và ở mức an toàn: giá trị tài sản thanh khoản hầu như gấp đôi các khoản nợ phải trả và khi so sánh với chỉ số ngành ta thấy các chỉ số của Vinamilk đang ở mức trung bình của toàn ngành.
- Một doanh nghiệp càng vay nhiều nợ thì càng dễ gặp khó khăn khi có bất kỳ sự sụt giảm dòng tiền nào, điều này càng nghiêm trọng hơn khi có nhiều khoản nợ đến hạn thanh toán vào cùng một thời điểm.
- Như vậy, câu hỏi đặt ra là tỷ số nợ (tổng nợ trên vốn) bao nhiêu là thích hợp? Câu trả lời là tùy vào loại hình kinh doanh và đặc điểm của hoạt động sản xuất. Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ trên vốn dưới 30% có thể được cho là an toàn, trong trường hợp tỷ lệ này vượt quá 60%, có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản khi dòng tiền đột ngột sụt giảm (ngoại trừ các ngân hàng hay tổ chức tài chính là những doanh nghiệp đặc thù có tỷ lệ nợ cao). Dòng tiền ổn định hay doanh thu đều đặn là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc tỷ lệ nợ phù hợp cho mình.
Sau đây là số liệu thực tế thống kê trong hai năm 2015 và 2016 của Vinamilk. Theo báo cáo này, công ty duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn khoảng 31%, đây là một trong những yếu tố giúp Vinamilk đảm bảo được khả năng thanh khoản cao cũng như xây dựng được dòng tiền bền vững.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc quản lý rủi ro thanh khoản luôn không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn lại mối quan tâm và theo dõi sát sao của các nhà đầu tư, càng quan trọng trong những giai đoạn hoạt động kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn do tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi. Mong rằng, những thông tin mà Vietcap mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!