Diện Tích Các Quận Trung Tâm Hà Nội

Diện Tích Các Quận Trung Tâm Hà Nội

Quận Hoàng Mai hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Định Công, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Yên Sở, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Lĩnh Nam, Đại Kim, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Trần Phú, Tương Mai, Giáp Bát, Mai Động.

Quận Hoàng Mai hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Định Công, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Yên Sở, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Lĩnh Nam, Đại Kim, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Trần Phú, Tương Mai, Giáp Bát, Mai Động.

Trong 12 quận, Long Biên là quận lớn nhất Hà Nội.

Với diện tích 6.038.24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, quận Long Biên là quận lớn nhất Hà Nội hiện nay.

Theo Cổng TTĐT quận Long Biên, Long Biên dưới Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; Thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; Thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; Thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1946 để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặc Khu Ngọc Thụy, được thành lập và nhập về tỉnh Hưng Yên. Nhưng đến cuối 1949, Đặc Khu Ngọc Thụy và huyện Gia Lâm nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.

Khi tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954 Chính phủ ta đã cho thành lập quận 8, thuộc Thành phố Hà Nội. Đến tháng 5/1961 có thêm một số xã của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên nhập về Hà Nội.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Trong 12 quận, Long Biên là quận lớn nhất Hà Nội.

Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2.

Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

Ngay sau khi có Nghị định của chính phủ về thành lập Quận Long Biên, ngày 27/11/2003 Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành quyết định số 271-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ Quận Long Biên trực thuộc Thành phố Hà Nội và Quyết định số 2152/QĐ-TU ngày 19/12/2003 chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Quận Long Biên, gồm 28 đồng chí,  do đồng chí Lê Anh Hào – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ làm Bí thư Quận uỷ Long Biên; Đồng chí Trần Văn Thanh làm Phó Bí thư thường trực Quận uỷ – Quyền Chủ tịch HĐND Quận; Đồng chí Vũ Đức Bảo – Phó Bí thư Quận uỷ – Chủ tịch lâm thời UBND quận Long Biên.

Ngày 01/01/2004 Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động,  phát huy truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của cha ông, Đảng bộ và nhân dân quận Long Biên nhất định vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết, nhất trí dưới sự lãnh đạo của Đảng, viết tiếp những trang sử mới, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của mảnh đất Long Biên "Địa linh - Nhân kiệt".

Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh tại Kỳ họp thứ 5 HĐND quận Long Biên khoá IV, Phó Chủ tịch UBND quận Đinh Thị Thu Hương cho biết, trong năm 2022, toàn quận đã hoàn thành 16/16 chỉ tiêu pháp lệnh.

Trong đó có 4/16 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch, 12/16 chỉ tiêu đạt kế hoạch.  Kinh tế quận Long Biên tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá với tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 32.306 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 17%.

Thu cân đối ngân sách ước đạt 8.767 tỷ đồng, đạt 100% dự toán. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 2.577,8 tỷ đồng, đạt 95% dự toán sau điều chỉnh, bổ sung.

Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án được quan tâm chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ giải ngân đạt cao.

An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trên địa bàn quận diễn ra sôi nổi với nhiều sự kiện thể thao lớn, thu hút sự quan tâm, tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sau 20 năm thành lập và phát triển, quận Hoàng Mai Hà Nội đã có nhiều thay đổi rõ nét. Theo đó, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, chất lượng cuộc sống của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Đây được xem là tiền đề quan trọng giúp cho khu vực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Để có góc nhìn bao quát hơn về quận Hoàng Mai, hãy cùng Maison Office tìm hiểu các thông tin về lịch sử, địa lý và hành chính của quận trong bài viết dưới đây!

I – Thông tin hành chính Quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai là cửa ngõ quan trọng ở phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội. Khu vực này được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, là nơi tập trung các “đầu mối” giao thông quan trọng của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Đây cũng là một trong các quận có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút không chỉ người dân đến an cư lập nghiệp mà còn hấp dẫn giới đầu tư địa ốc và các doanh nghiệp.

Quận Hoàng Mai trước đây là một tổng thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, vùng đất Hoàng Mai thuộc đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội.  Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành. Lúc bấy giờ, phần lớn địa bàn Hoàng Mai thuộc khu vực Quận VII ngoại thành Hà Nội.

Ngày 31/05/1961, Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành. Địa bàn quận Hoàng Mai lúc này một phần thuộc khu Hai Bà, phần còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành. Theo đó, thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở:

Kể từ đây, quận Hoàng Mai có 14 phường trực thuộc cho đến hiện nay. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, quận Hoàng Mai đã có nhiều bước tiến vượt bậc về các mặt: kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện tốt hơn.

Quận Hoàng Mai tọa lạc tại phía Đông Nam nội thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Vị trí địa lý trên bản đồ tiếp giáp với các khu vực như sau:

Quận Hoàng Mai trải rộng từ Đông sang Tây, được chia thành 3 phần tương đối đều nhau bởi trục đường Giải Phóng, Tam Trinh. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống đường giao thông thủy trên sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương và phát triển kinh tế. Với vị trí giao thoa giữa vùng trung tâm thủ đô và các tỉnh lân cận, quận Hoàng Mai vừa có thể di chuyển nhanh chóng đến các khu vực khác của thành phố, vừa có thể thuận tiện kết nối đến các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh,…

Quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.104,1 ha, tương đương 41,04 km2. Hoàng Mai được biết đến là quận có diện tích lớn thứ 4 của thành phố Hà Nội, sau các quận Long Biên, quận Hà Đông và quận Bắc Từ Liêm.

Dân số quận Hoàng Mai tính đến năm 2022 là 532.450 người, mật độ dân số đạt 12.974 người/km2, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Theo số liệu này, Hoàng Mai hiện đang là quận có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Dân cư phần lớn tập trung ở các phường phía Nam của quận, gần sông Hồng và các khu đô thị mới.