Đi lễ chùa là một nét văn hoá tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Vậy bạn đã tự hỏi đi chùa cần sẵm lề gì? Hành lễ như thế nào cho đúng chưa? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về vấn đề này.
Đi lễ chùa là một nét văn hoá tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Vậy bạn đã tự hỏi đi chùa cần sẵm lề gì? Hành lễ như thế nào cho đúng chưa? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về vấn đề này.
Khi chọn đồ mặc đi chùa thì chị em nên chọn những gam màu trung tính, màu nhạt và nhẹ nhàng như màu xám, đen, trắng hay be. Ngoài ra các bạn cũng có thể chọn những tone màu dịu như màu pastel, tím, hồng hay xanh dương. Nên tránh những gam màu quá chói và những chiếc áo có hoạ tiết hay câu chữ phản cảm.
Dịp đầu năm đi lễ chùa cầu may, chị em có thể chọn cho mình những outfit màu đỏ như áo dài, áo len màu đỏ để cả năm may mắn hơn. Ngoài những gợi ý trên, các bạn cũng có thể chọn những chiếc đầm maxi hay những chiếc áo phật tử, áo lam dành riêng cho việc đi chùa.
Đi chùa không nên mua loại hương bẩn, hương có chứa hoá chất có giá rẻ bán ở tiệm tạp hoá bởi việc hít phải khói hương bẩn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và những người xung quanh.
Xem danh sách sản phẩm hương sạch của chúng tôi tại đây
Đi lễ chùa đầu năm trở thành truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.
Người ta tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện những điều an lành, mà còn là để con người tìm đến chốn thanh tịnh, để bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh. Trong tâm thức của người Việt, đền chùa là chốn linh thiêng, trang nghiêm nhưng cũng vô cùng gần gũi. Chính vì thế mà nhiều người chọn lui tới nơi cửa chùa để tìm lại cảm giác bình yên tĩnh lặng. Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều ngôi đền, chùa trên địa bàn tỉnh đã đông đảo người dân đến cầu cho năm mới bình an và may mắn.
Trong tiết trời se lạnh sáng xuân Giáp Thìn, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, kể cả các cháu nhỏ cũng hồn nhiên tung tăng theo ông bà, cha mẹ, tay cầm nén hương, thành kính nguyện cầu những điều tốt đẹp. Đi lễ chùa đầu năm là việc làm không thể thiếu mỗi độ tết đến xuân về của gia đình anh Long Văn Tùng, tổ 8, thị trấn Trà Lĩnh (Trùng Khánh). Anh Tùng cho biết: Tôi thưởng cầu chúc cho gia đình và tất cả mọi người được an lành, con cái chăm ngoan, học giỏi.
Cũng như anh Tùng, chị Hoàng Thị Hoà, tổ 3, thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang) chia sẻ: Tôi thường xuyên đến chùa để cầu nguyện, đặc biệt là mỗi dịp lễ, Tết. Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa vang lên hoà quyện với hương trầm thoang thoảng khiến cho tâm hồn tôi thư thái và khát vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc toạ lạc tại núi cao thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ (Trùng Khánh). Đứng trên chùa có thể ngắm trọn Thác Bản Giốc hùng vĩ giữa núi non mây trời trùng điệp. Những ngày Tết, người dân và du khách gần xa đã đổ về đây để đi lễ đầu năm. Người đi chùa không chỉ cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn đến với bản thân và gia đình mà tìm về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Tại Chùa Phố Cũ (Thành phố), mỗi ngày có hàng trăm người đến thắp những nén hương thơm và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Người cầu tài, người cầu sức khỏe, người cầu may mắn, có người đến để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, qua đó vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.
Khi đến những nơi tôn nghiêm như đình chùa hay miếu mạo, cách ăn mặc của mọi người không nên quá xuề xoà hay phản cảm. Những mẫu đầm ngắn hay trang phục quá hở hang chắc chắn không nên xuất hiện ở đây! Vậy đi chùa nên mặc gì? Đi lễ chùa nên diện gì để vừa có sự thoải mái, lại lịch sự, nhã nhặn? Cần lưu ý gì khi phối đồ đi lễ chùa? Cùng Cardina xem ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Xem thêm: Gọi tên các phong cách thời trang cực hot hiện nay - Nàng biết mấy kiểu?
Đây là thắc mắc của nhiều người mỗi dịp mùa lễ hội đến. Khi đến những nơi linh thiêng và tôn nghiêm như đình chùa, các bạn nên chọn cho mình những bộ trang phục đơn giản, thanh lịch. Ví dụ như mùa hè, các bạn có thể mặc áo phông cùng quần jean hoặc một set đồ quần âu áo sơ mi. Nếu muốn mặc váy thì các bạn nên chọn những chiếc váy đầm dài qua đầu gối. Không nên mặc những chiếc áo hai dây, trễ vai hay áo sát nách, hở rốn,...
Một lưu ý nữa cũng rất quan trọng các bạn nên lưu ý là chọn dép khi đi lễ chùa. Khi vào lễ các bạn sẽ phải bỏ dép ở ngoài nên hãy chọn những đôi dép dễ tháo. Không nên đi những đôi giày quá đắt đỏ, dễ bị mất hay đi lẫn của nhau.
Một số gợi ý cho bạn nữ khi chọn đồ đi chùa:
Cách chọn đồ đi lễ chùa đầu năm
Khi đi lễ chùa, các bạn tuyệt đối không được mặc những trang phục hở hang, rách rưới như quần jean rách gối, những loại quần bó sát và mỏng như quần legging, quần tất lưới,... Những chiếc quần short ngắn cũng là điều không nên xuất hiện ở chốn thanh tịnh này.
Ngoài ra những chiếc đầm cũng phải chọn loại có tay, cổ áo cao, kín, không chọn loại khoét ngực sâu, hở lưng hay hở vai eo,...
Xem thêm: 5 Kiểu váy đi đám cưới cho người mập giúp nàng mi nhon hơn
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực phật điện, tam bảo.
2. Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; sinh sinh đạo Niết Bàn.
3. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí chiều vị trí chạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,…vv.
7. Vào chùa, nên dùng phật danh “A di đà phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả ngưỡi vãn cảnh và nhà chùa.