Ceo Có Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam Hiện Nay Là Ai

Ceo Có Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam Hiện Nay Là Ai

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.

Cách tính lương hưu mới nhất 2024

Cách tính lương hưu hiện nay được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:

Người lao động nghỉ hưu từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì lao động nam tính thêm 2% và lao động nữ tính thêm 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%;

Nếu người động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75%;

Nếu người lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%:

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Hiện nay, lương hưu cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu?  Năm 2023, lương hưu của hàng triệu người dân Việt Nam có sự biến động lớn. Trong đó, có mức lương hưu cao nhất và thấp nhất. Để biết thêm chi tiết, chúng ta hãy tham khảo những thông tin dưới đây:

Để biết mức hưởng lương hưu cao nhất và thấp nhất hiện nay, trước tiên chúng ta cần nắm được cách tính lương hưu hàng tháng. Hiện có 02 cách thức đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu với các điều kiện khác nhau là đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dù đóng theo hình thức nào thì cách tính lương hưu cũng bằng tỷ lệ hưởng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ hưởng và mức bình quân tháng đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính khác nhau.

Trường hợp 1: Khi đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và lao động nữ lại khác nhau. Cụ thể: Với lao động Nam, nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm thì được hưởng lương hưu bằng 45%. Sau đó, cứ thêm 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 2% đến tối đa là 75%, với lao động nữ thì chỉ cần đóng đủ 15 năm bảo hiểm thì sẽ được hưởng mức lương hưu 45%, sau đó cứ thêm 01 năm thì được hưởng thêm 2% đến tối đa là 75%.

Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động thì mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng. Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội được tính theo chế độ tiền lương mà người lao động đó tham gia.

Trường hợp 2: Khi đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, mặc dù công thức tính lương hưu cũng giống như khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng việc tính bình quân thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng các mức thu nhập tháng đã đóng Bảo hiểm xã hội chia cho tổng số tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Trong đó thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu.

Căn cứ vào cách tính lương hưu đã nêu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng tính được mức lương hưu mà mình sẽ hưởng khi đủ điểu kiện hưởng. Song song với cách tính lương hưu. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng giới hạn mức lương hưu cao nhất và mức lương hưu thấp nhất của người lao động, cụ thể:

Dựa vào cách tính lương hưu có thể thấy tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất của người lao động được tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội nhưng tối đa chỉ 75%, theo đó mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân tiền lương trên thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội sau khi đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng. Theo thống kê, mức hưởng lương hưu cao nhất hiện nay cả nước là hơn 124 triệu đồng/tháng (tính đến tháng 06/2023). Sau khi Nghị định 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu hàng tháng chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2023 thì mức lương hưu cao nhất sẽ tăng hơn 15 triệu đồng so với mức cũ. Do đó, từ ngày 01/7/2023 mức lương hưu cao nhất là khoản 140 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh mức lương hưu cao nhất, luật Bảo hiểm xã hội cũng giới hạn mức lương hưu tối thiểu không được thấp hơn mức lương hưu cơ sở và không được áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ hưu. Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lưỡng vũ trang từ ngày 01/7/2023 trở đi lương cơ sở đã tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Do đó mức lương hưu thấp nhất từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

Có thể thấy mức lương hưu cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch rất lớn. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm sao để được hưởng lương hưu cao nhất thì câu trả lời chính là dựa vào các yếu tố mức đóng Bảo hiểm xã hội và số năm đóng Bảo hiểm xã hội. Cụ thể: Đóng càng nhiều, lương hưu càng cao và không quá 20 tháng lương cơ sở. Do đó, để được hưởng lương hưu cao người lao động cần phải đóng bảo hiểm theo mức lương thực nhận không quá 20 lần mức lương cơ sở. Đóng càng lâu, lương hưu càng cao khi số năm đóng Bảo hiểm xã hội của 01 người càng lâu thì kéo theo đó tỷ lệ hưởng cũng cao hơn, cụ thể: Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75% thì lao động nữ phải đóng Bảo hiểm xã hội  ít nhất 30 năm, lao động nam phải đóng Bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến mức lương hưu cao nhất và mức lương hưu thấp nhất hiện nay.

Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Theo quy định, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều trường hợp người lao động có tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao và số năm đóng bảo hiểm xã hội dài nên khi nghỉ hưu có mức hưởng lương hưu khá cao.

Lương hưu cao do đóng bảo hiểm xã hội mức cao với thời gian dài

Ông P.P.N.T. (cư trú Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang là người có mức lương hưu cao nhất cả nước với hơn 124 triệu đồng/tháng. Trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty. Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 5 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Để có được mức lương hưu như hiện tại, ông T. đã có hơn 23 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó, giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực tế (số tiền đóng bảo hiểm xã hội không bị giới hạn mức trần), mức đóng bảo hiểm xã hội của ông T. rất cao. Có những thời điểm, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T. là hơn 200 triệu đồng/tháng.

Khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, đã quy định mức trần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hoặc lương cơ sở).

Theo đó, từ tháng 1/2007 đến 3/2015, ông T. luôn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao nhất theo quy định, với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 15,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, gần 2 năm trước thời điểm nghỉ hưu (mức lương cơ sở khi đó là 1,15 triệu đồng), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của ông T. là 23 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thời điểm tháng 4/2023, cả nước có 471 trường hợp có mức hưởng lương hưu từ 20 triệu đồng trở lên.

Trong đó: mức hưởng từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng là 382 trường hợp; từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng là 80 trường hợp; từ 50 triệu đồng trở lên là 9 trường hợp.

Các trường hợp này đều làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức cao (trước năm 2007) hoặc theo mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung/mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (từ năm 2007 trở đi).

Người lao động hiện nay được tính lương hưu như thế nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu (từ năm 2022) như sau:

- Đối với lao động nam nghỉ hưu, cứ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu, cứ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng thêm.