Đăng Ký Xác Thực Sinh Trắc Học Sacombank

Đăng Ký Xác Thực Sinh Trắc Học Sacombank

Để thực hiện giao dịch tuân thủ theo Quyết định 2345, người dân, khách hàng cần bổ sung và cập nhật thông tin sinh trắc học với các ngân hàng bằng 2 phương thức: Qua ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking app) hoặc trực tiếp tới chi nhánh/phòng giao dịch.

Để thực hiện giao dịch tuân thủ theo Quyết định 2345, người dân, khách hàng cần bổ sung và cập nhật thông tin sinh trắc học với các ngân hàng bằng 2 phương thức: Qua ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking app) hoặc trực tiếp tới chi nhánh/phòng giao dịch.

Xác thực sinh trắc học ngân hàng là gì?

Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, tội phạm mạng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, ngành ngân hàng - tài chính luôn là đích nhắm của tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Trước đây, nếu không may bị mất thông tin hoặc mất điện thoại, kẻ gian có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản trái phép. Tuy nhiên, kể từ ngày 1-7-2024, ngân hàng sẽ so khớp thông tin sinh trắc học (khuôn mặt) khi người dùng chuyển tiền để hạn chế việc mất cắp.

(PLO)- Bắt đầu từ ngày 1-7-2024, khi thực hiện chuyển khoản trên 10 triệu đồng, người dùng buộc phải xác thực bằng khuôn mặt để đảm bảo an toàn.

Trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN thì dữ liệu khuôn mặt mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học:

- Được lưu trong chip của thẻ CCCD do chính cơ quan công an công an cấp;

- Hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập.

Như vậy,  các trường hợp dưới đây đây nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc tổng các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải ra ngân hàng từ 01/7/2024:

(1) Khách hàng chỉ có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân mã vạch mà chưa có Căn cước công dân gắn chip hoặc thẻ Căn cước,

(2)  Khách hàng chưa thao tác cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng, chưa được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống

(3) Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng, tuy nhiên từ 01/7/2024, khuôn mặt của khách hàng không khớp với dữ liệu trong CCCD gắn chip (do nét trên khuôn mặt có sự thay đổi dẫn tới việc không trùng khớp dữ liệu) ở tại thời điểm thực hiện giao dịch:

(4) Trường hợp quá tải giao dịch trong những ngày đầu Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực, các giao dịch chuyển tiền giá trị lớn dễ bị tắc nghẽn, khách hàng có nhu cầu cũng cần ra ngân hàng để thực hiện giao dịch.

Trên đây là thông tin giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

(PLO)- Bắt đầu từ ngày 1-7-2024, các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần phải xác thực bằng khuôn mặt và OTP. Vậy có bắt buộc phải xác thực sinh trắc học ngân hàng không?

Giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 01/7/2024, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến có giá trị hơn 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng sẽ buộc phải xác thực sinh trắc học.

- Thực hiện chuyển tiền từ dưới 10 triệu đồng/lần; tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP thì không cần xác thực bằng khuôn mặt.

- Thực hiện chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần thì giao dịch chuyển tiền này bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu thực hiện giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã đến mốc 20 triệu thì nếu thực hiện tiếp lần chuyển tiếp theo trong ngày đó dù giá trị bao nhiêu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Ví dụ: Trong ngày 09/7/2024, chị A thực hiện 03 giao dịch chuyển tiền lần lượt là 03, 08, 09 triệu đồng (tổng 20 triệu đồng) thì 03 giao dịch này chị A không phải xác thực sinh trắc học. Tuy nhiên, cũng trong ngày 09/7 chị A lại tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển tiền 30.000 đồng cho người khác thì lần giao dịch này chị phải xác thực khuôn mặt, vân tay.

Như vậy, các giao dịch cần phải xác thực sinh trắc học từ 01/7/2024 gồm:

(1) Chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên/giao dịch

(2) Tổng giá trị giao dịch cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng.

Nhiều người chưa nắm được giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán phải đảm bảo những nguyên tắc như:

Về phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch: theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán; Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết.

Đặc biệt, khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức)

Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN cũng quy định thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin khớp đúng với giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ.

Hai quy định trên của Thông tư 17 và Thông tư 18 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Do vậy, kể từ thời điểm này, nếu không thực hiện cung cấp dữ liệu sinh trắc học, hoặc dữ liệu sinh trắc học chưa được kiểm tra đối chiếu thì khách hàng sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trực tuyến. Nếu khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch chỉ có thể trực tiếp đến ngân hàng.

Có bắt buộc phải xác thực sinh trắc học ngân hàng không?

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (hiệu lực từ ngày 1-7-2024), các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học, cụ thể:

- Nếu chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển khoản trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài ngàn đồng.

Ví dụ, trong ngày 3-7-2024, ông A chuyển tiền lần một là 8 triệu đồng, chuyển tiền lần hai là 10 triệu đồng, chuyển tiền lần ba là 3 triệu đồng thì đến lần chuyển tiền thứ tư ông phải xác thực khuôn mặt, vân tay cho dù lần thứ tư ông có chuyển khoản bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

(PLO)- Nếu điện thoại không hỗ trợ NFC để quét con chip trên CCCD, bạn có thể xác thực sinh trắc học ngân hàng bằng ứng dụng VNeID, tiết kiệm thời gian và công sức đi ra ngân hàng.

Các trường hợp bạn buộc phải ra ngân hàng nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, dữ liệu khuôn mặt mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong con chip của thẻ CCCD hoặc tài khoản định danh điện tử (VNeID). Dưới đây là các trường hợp bạn buộc phải ra ngân hàng nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng:

- Người dùng chưa có CCCD gắn chip hoặc thẻ căn cước.

- Người dùng chưa cập nhật sinh trắc học ngân hàng hoặc thực hiện chưa được.

- Khuôn mặt không khớp với dữ liệu trong CCCD gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện việc chuyển tiền, nạp tiền.

- Khi các giao dịch trên ứng dụng ngân hàng bị nghẽn, người dùng cũng cần đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ.

(PLO)- Bắt đầu từ ngày 1-7-2024, việc kiểm tra thông tin giấy phép lái xe (GPLX), giấy đăng ký xe… đã được xác thực trên ứng dụng VNeID có giá trị tương đương như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.

TPO - Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết, xác thực sinh trắc học là thêm 1 lớp bảo vệ nữa, ngân hàng không bỏ một bước bảo mật nào, nên chỉ an toàn hơn cho khách hàng. "Đây là một chiến dịch lớn. Là điều bắt buộc phải làm, không thể khác được" - ông Dũng nói.

Tại Hội thảo "Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng" sáng nay (4/7), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng thừa nhận, tình trạng không chuyển được tiền trong ngày đầu tiên thực hiện xác thực sinh trắc học là có thật, nhưng đã được từng bước giải quyết trong những ngày tiếp theo, đến nay cơ bản đã ổn định và thông suốt. Những khách hàng không có căn cước công dân gắn chip đã được ngân hàng hướng dẫn và hỗ trợ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng.

Theo ông Dũng, việc thực hiện xác thực sinh trắc họclà cần thiết, thêm 1 lớp bảo vệ nên chắc chắn an toàn hơn. Trường hợp khách hàng có làm mất giấy tờ, bị kẻ xấu mang đến ngân hàng giả mạo để lừa đảo tiền cũng khó thực hiện vì có sinh trắc học khuôn mặt để xác nhận chính chủ.

"Xác thực sinh trắc học là thêm 1 lớp bảo vệ nữa, ngân hàng không bỏ một bước bảo mật nào, nên chỉ an toàn hơn cho khách hàng. Tình hình tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi hơn và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng công nghệ phải không ngừng nâng cao để bảo vệ tài sản khách hàng được tốt hơn", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, tính đến 17h ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả...

"Tôi vào ngành ngân hàng đến nay năm thứ 33. Đến nay, chúng ta có khoảng 170 triệu tài khoản ngân hàng. Theo đó, con số 16,6 triệu này tương ứng số tài khoản ngành ngân hàng mở cho khách hàng trong 1 năm hoạt động hiệu quả nhất", ông Dũng nói.

Ông Dũng chia sẻ thêm, trong ngày đầu Quyết định số 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực (1/7/2024), số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng từ 10 - 20 lần so với ngày bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao dịch tại một số ngân hàng. Sang các ngày 2/7 và 3/7, các giao dịch cơ bản được thông suốt.

Ông Dũng nói: "Đây là một chiến dịch lớn. Là điều bắt buộc phải làm, không thể khác được". Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện chống giả mạo, chống công nghệ (deepfake), giả mạo ảnh tĩnh…

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, bình quân 1 ngày trên hệ thống giao dịch của các ngân hàng có khoảng 1,8-2 triệu giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng. "Ngân hàng nhà nước kiểm soát giao dịch hàng giờ nhằm mục tiêu kiểm soát giao dịch bất thường", Phó Thống đốc nói.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao - Phó Tổng Giám đốc BIDV - cho biết, ngày đầu tiên thực hiện sinh trắc học chuyển tiền, người dân gặp trục trặc làm 5 lần chưa xong là đúng, nhưng sau hệ thống dần ổn định.

"Chúng tôi có 7.000 cán bộ được đào tạo hỗ trợ người dân 24/7 bằng nhiều hình thức. Tính đến đêm qua, hơn 1,7 triệu xác thực thành công sinh trắc học, trong đó có 166.000 thu thập tại quầy", bà Giao nói.

Chia sẻ thêm về những khó khăn trong việc chuyển tiền bằng sinh trắc học, ông Nguyễn Danh Đức - Phó Tổng Giám đốc SHB, các ngân hàng đều cố gắng dùng biện pháp kỹ thuật để chống lừa đảo, bảo vệ an toàn người dùng. Tuy nhiên, càng dùng biện pháp kỹ thuật gây khó khăn cho tội phạm thì cũng gây khó khăn trải nghiệm của người dân. Đây là bài toán khó cho ngân hàng vừa đảm bảo an ninh, vừa đảm bảo trải nghiệm tốt trong thanh toán cho khách hàng.

Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước, nhiều loại giao dịch trực tuyến của khách hàng cá nhân sẽ phải áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học bằng thông tin khuôn mặt từ ngày 1/7.

Giải pháp xác thực bằng sinh trắc học được áp dụng cho các giao dịch sau: Kích hoạt lần đầu dịch vụ ngân hàng số hoặc đổi thiết bị sử dụng; giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng giao dịch; giao dịch có giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống nhưng tổng giá trị giao dịch trong ngày đạt trên 20 triệu đồng; giao dịch thanh toán trên 100 triệu đồng; các giao dịch chuyển tiền nước ngoài, yêu cầu mua bán ngoại tệ (không phân biệt giá trị giao dịch).