Tiền Ảo Bitcoin

Tiền Ảo Bitcoin

Ngân hàng Trung ương Phần Lan kết luận, Bitcoin không đáp ứng định nghĩa của một đồng tiền, thậm chí là một phương thức thanh toán điện tử. Vì vậy, đồng tiền ảo này đã được Phần Lan coi là một loại hàng hóa.“Xét tới định nghĩa của một đồng tiền chính thức như quy định trong pháp luật, Bitcoin không đáp ứng được. Bitcoin cũng không phải là một phương tiện thanh toán, bởi luật pháp quy định rằng, một phương tiện thanh toán phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm”, ông Paeivi Heikkinen, người đứng đầu bộ phận giám sát thuộc Ngân hàng Trung ương Phần Lan tại Helsinki, trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg. “Ở giai đoạn hiện nay, Bitcoin tương đương nhiều hơn với một loại hàng hóa”.Phần Lan là quốc gia mới nhất trên thế giới nỗ lực kiểm soát sự phổ biến lan rộng của các loại tiền ảo không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương hay chính phủ nào, mà điển hình là Bitcoin. Gần đây, các nhà chức trách châu Âu đã liên tục cảnh báo về những rủi ro đi kèm tiền ảo, đồng thời nỗ lực thiết kế các khung pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước nguy cơ thiệt hại khi sử dụng các loại tiền này.Tại Bắc Âu, ngoài Phần Lan còn có Na Uy cũng xem Bitcoin không đủ tiêu chuẩn là tiền tệ. Trong khi đó, Đan Mạch tuyên bố đang thiết lập các quy định đối xử với Bitcoin cùng các loại tiền ảo khác.Trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo Bitcoin nhận được sự “đối xử” rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc đã cấm hoàn toàn các tổ chức tài chính ở nước này “dính líu” tới Bitcoin. Mỹ thì chưa đưa ra lệnh cấm nào đối với Bitcoin và vẫn đang trong quá trình “xem xét vấn đề”. Thậm chí, ứng cử viên nghị sỹ Steve Stockman thuộc đảng Cộng hòa ở bang Texas của Mỹ đã chấp nhận tiền ảo Bitcoin là tiền tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông.Tại Phần Lan, công chúng cũng có quan điểm trái ngược về tiền ảo Bitcoin. Một cuộc thăm dò được thực hiện gần đây cho thấy, cứ 10 người Phần Lan thì có 1 người quan tâm tới việc đầu tư vào Bitcoin. Riêng đối với nam giới Phần Lan, tỷ lệ này cao hơn, lên tới 17,2%.Máy ATM dành cho việc mua tiền ảo Bitcoin đầu tiên ở châu Âu đã được lắp đặt tại một cửa hiệu ở nhà ga đường sắt Helsinki vào tháng trước. Để mua Bitcoin, người tiêu dùng chỉ cần nhập mã xác nhận ví tiền ảo Bitcoin trực tuyến của họ vào máy này, đút tiền Euro vào máy, và tiền ảo Bitcoin sẽ được chuyển tới ví ảo.Mặc dù Ngân hàng Trung ương Phần Lan từ chối coi Bitcoin là tiền hay phương tiện thanh toán, người Phần Lan vẫn có thể sử dụng loại tiền ảo này cho việc thanh toán nếu họ muốn và không bị coi là vi phạm pháp luật. Giá trị tài sản gia tăng từ đầu tư Bitcoin sẽ bị đánh thuế, trong khi thua lỗ lại không bị trừ thuế. Cũng theo quy định, người Phần Lan “đào” được Bitcoin phải nộp thuế thu nhập.“Người Phần Lan có thể tham gia vào các thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện thanh toán nào mà họ muốn. Sẽ không ai giám sát hay điều tiết việc đó, cũng không có ai bảo đảm, và giá trị của tiền ảo đã biến động rất mạnh. Họ sẽ phải tự chấp nhận rủi ro”, Thống đốc Heikkinen phát biểu.Tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin tăng vọt, vượt mốc 1.000 USD/Bitcoin lần đầu tiên, do giới đầu cơ tin rằng loại tiền ảo này sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến. Gần đây, giá Bitcoin đã giảm còn khoảng 820 USD/Bitcoin trên sàn giao dịch Bitstamp. Cách đây 1 năm, giá Bitcoin vào khoảng 15 USD/Bitcoin.Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 bởi một lập trình hoặc một nhóm lập trình viên dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Giới hạn về số lượng được đặt ra cho Bitcoin là 21 triệu. Hiện đã có khoảng 12,2 triệu USD đang lưu hành - theo số liệu của trang Bitcoincharts.com.

Ngân hàng Trung ương Phần Lan kết luận, Bitcoin không đáp ứng định nghĩa của một đồng tiền, thậm chí là một phương thức thanh toán điện tử. Vì vậy, đồng tiền ảo này đã được Phần Lan coi là một loại hàng hóa.“Xét tới định nghĩa của một đồng tiền chính thức như quy định trong pháp luật, Bitcoin không đáp ứng được. Bitcoin cũng không phải là một phương tiện thanh toán, bởi luật pháp quy định rằng, một phương tiện thanh toán phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm”, ông Paeivi Heikkinen, người đứng đầu bộ phận giám sát thuộc Ngân hàng Trung ương Phần Lan tại Helsinki, trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg. “Ở giai đoạn hiện nay, Bitcoin tương đương nhiều hơn với một loại hàng hóa”.Phần Lan là quốc gia mới nhất trên thế giới nỗ lực kiểm soát sự phổ biến lan rộng của các loại tiền ảo không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương hay chính phủ nào, mà điển hình là Bitcoin. Gần đây, các nhà chức trách châu Âu đã liên tục cảnh báo về những rủi ro đi kèm tiền ảo, đồng thời nỗ lực thiết kế các khung pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước nguy cơ thiệt hại khi sử dụng các loại tiền này.Tại Bắc Âu, ngoài Phần Lan còn có Na Uy cũng xem Bitcoin không đủ tiêu chuẩn là tiền tệ. Trong khi đó, Đan Mạch tuyên bố đang thiết lập các quy định đối xử với Bitcoin cùng các loại tiền ảo khác.Trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo Bitcoin nhận được sự “đối xử” rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc đã cấm hoàn toàn các tổ chức tài chính ở nước này “dính líu” tới Bitcoin. Mỹ thì chưa đưa ra lệnh cấm nào đối với Bitcoin và vẫn đang trong quá trình “xem xét vấn đề”. Thậm chí, ứng cử viên nghị sỹ Steve Stockman thuộc đảng Cộng hòa ở bang Texas của Mỹ đã chấp nhận tiền ảo Bitcoin là tiền tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông.Tại Phần Lan, công chúng cũng có quan điểm trái ngược về tiền ảo Bitcoin. Một cuộc thăm dò được thực hiện gần đây cho thấy, cứ 10 người Phần Lan thì có 1 người quan tâm tới việc đầu tư vào Bitcoin. Riêng đối với nam giới Phần Lan, tỷ lệ này cao hơn, lên tới 17,2%.Máy ATM dành cho việc mua tiền ảo Bitcoin đầu tiên ở châu Âu đã được lắp đặt tại một cửa hiệu ở nhà ga đường sắt Helsinki vào tháng trước. Để mua Bitcoin, người tiêu dùng chỉ cần nhập mã xác nhận ví tiền ảo Bitcoin trực tuyến của họ vào máy này, đút tiền Euro vào máy, và tiền ảo Bitcoin sẽ được chuyển tới ví ảo.Mặc dù Ngân hàng Trung ương Phần Lan từ chối coi Bitcoin là tiền hay phương tiện thanh toán, người Phần Lan vẫn có thể sử dụng loại tiền ảo này cho việc thanh toán nếu họ muốn và không bị coi là vi phạm pháp luật. Giá trị tài sản gia tăng từ đầu tư Bitcoin sẽ bị đánh thuế, trong khi thua lỗ lại không bị trừ thuế. Cũng theo quy định, người Phần Lan “đào” được Bitcoin phải nộp thuế thu nhập.“Người Phần Lan có thể tham gia vào các thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện thanh toán nào mà họ muốn. Sẽ không ai giám sát hay điều tiết việc đó, cũng không có ai bảo đảm, và giá trị của tiền ảo đã biến động rất mạnh. Họ sẽ phải tự chấp nhận rủi ro”, Thống đốc Heikkinen phát biểu.Tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin tăng vọt, vượt mốc 1.000 USD/Bitcoin lần đầu tiên, do giới đầu cơ tin rằng loại tiền ảo này sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến. Gần đây, giá Bitcoin đã giảm còn khoảng 820 USD/Bitcoin trên sàn giao dịch Bitstamp. Cách đây 1 năm, giá Bitcoin vào khoảng 15 USD/Bitcoin.Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 bởi một lập trình hoặc một nhóm lập trình viên dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Giới hạn về số lượng được đặt ra cho Bitcoin là 21 triệu. Hiện đã có khoảng 12,2 triệu USD đang lưu hành - theo số liệu của trang Bitcoincharts.com.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt tài sản để chơi tiền ảo

(PLVN) - Thấy nhiều người có nhu cầu đi lao động, du lịch Hàn Quốc, Cường nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác. Sau đó, anh ta dùng tiền này để chơi tiền ảo trên mạng.

Ngày 1/8, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Quý Cường (SN 1994, ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là 10 người.

Theo cáo trạng, Cường làm nghề lao động tự do, không có chức năng, không được cấp phép đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Cuối tháng 5/2022, Cường thấy nhiều người có nhu cầu đi lao động nước ngoài, đi du lịch Hàn Quốc nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người. Thủ đoạn Cường sử dụng là dùng tài khoản Facebook “Cường Lê” đăng thông tin tìm người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc, đi du lịch không cần visa tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

Tin tưởng vào lời quảng bá trên, một số người có nhu cầu đã liên lạc với Cường. Lúc này, Cường yêu cầu họ chuyển tiền để mua vé máy bay, chuyển tiền làm thủ tục xin visa. Khi bị hại chuyển tiền, Cường chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân mà không liên hệ với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào để làm thủ tục cho họ đi Hàn Quốc.

Để tránh bị phát hiện hành vi lừa đảo, Cường truy cập trang web Abay.vn, nhập thông tin cá nhân của bị hại đăng ký mua vé máy bay đi Hàn Quốc rồi chụp lại hình ảnh, gửi cho bị hại để tạo niềm tin. Do Cường không thanh toán vé nên trong 24h vé máy bay tự hủy.

Bằng thủ đoạn trên Cường đã chiếm đoạt tiền của 10 người với số tiền hơn 700 triệu đồng. Trong đó có anh Nguyễn Huy Tưởng (SN 1978) và anh Đàm Xuân Bằng (SN 1980), đều ở Bắc Ninh.

Hồ sơ vụ án thể hiện, do có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, tháng 8/2022, anh Tưởng và anh Bằng đã tìm hiểu trên mạng xã hội. Quá trình tìm kiếm, họ thấy tài khoản Facebook “Cường Lê” đăng tin đưa người đi lao động Hàn Quốc theo diện E8-2 (diện cô dâu người Việt bảo lãnh cho người thân đi làm nông nghiệp ngắn hạn tại Hàn Quốc) nên liên hệ. Cường báo giá làm thủ tục là 3.500 USD/1 người (không bao gồm vé máy bay và phí làm visa).

Gặp nhau tại một quán cà phê ở Hà Nội, anh Tưởng và anh Bằng đã góp tiền, đưa cho Cường số tiền hơn 70 triệu đồng. Cường hứa hẹn anh Tưởng và anh Bằng sẽ được cấp visa E8-2 trước ngày 15/10/2022. Thực tế, sau khi nhận tiền, Cường không làm thủ tục đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc cho anh Tưởng và anh Bằng mà sử dụng số tiền trên để chơi tiền ảo hết.

Đến ngày 21/8/2022, Cường gọi điện, yêu cầu anh Tưởng, anh Bằng chuyển 10.000 USD (tương đương 240 triệu đồng) để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhằm chứng minh tài chính. Tin là thật nên hai anh này đến ngân hàng chuyển tiền cho Cường mở sổ tiết kiệm.

Tuy nhiên đến ngày 15/10, hai anh này vẫn không đi được Hàn Quốc. Lúc này, Cường lấy lý do vướng mắc thủ tục để bảo họ tiếp tục chờ. Quá hạn, hai người đàn ông trên đã đòi lại tiền. Do Cường không trả, anh Tưởng và anh Bằng đã làm đơn tố cáo Cường đến cơ quan công an.

Quá trình điều tra làm rõ, Cường sử dụng tiền chiếm đoạt của các bị hại để chơi tiền ảo trên ứng dụng có tên trang TCBS, cá cược trực tuyến web W88. Cơ quan điều tra đã tiến hành cho Cường tự đăng nhập vào tài khoản trên. Cường khai, trước đây sử dụng điện thoại di động Iphone X để đăng nhập tài khoản chơi tiền ảo và cá cược trực tuyến, điện thoại này đã mất, Cường không nhớ tài khoản, mật khẩu đăng nhập trang TCBS nên không thể trích xuất dữ liệu. Do đó, cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý.

Với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của 10 bị hại, Cường bị HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”./.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) vừa cho biết, từ ngày 01/04/2023, đã triển khai nâng cấp trợ lý ảo tra soát chuyển tiền, với mục đích giúp khách hàng không phải cung cấp quá nhiều thông tin cũng như giảm thời gian tra soát tự động qua tổng đài.

Theo đó, hiện khách hàng chỉ cần cung cấp 2 thông tin để tra soát là Ngày/Tháng/Năm giao dịch và mã trace (gồm 6 số, có trong phần nội dung tin nhắn biến động số dư hoặc truy vấn giao dịch trên App MBBank). Trước khi nâng cấp, khách hàng cần phải cung cấp 5 thông tin để thực hiện công việc này.

Hướng dẫn 3 bước đơn giản tao tra soát như: Bước 1, liên hệ 1900 545426; Bước 2, chọn Ngôn ngữ sau đó chọn khách hàng cá nhân; Bước 3, chọn phím 3 tra soát chuyển tiền và cung cấp thông tin là khách hàng đã có thể tạo tra soát thành công.

Khi tạo tra soát, khách hàng cần liên hệ bằng số điện thoại đăng ký tại MBBank để có thông tin chính xác nhất. Trong giai đoạn mới nâng cấp, trợ lý ảo sẽ hỗ trợ các giao dịch phát sinh từ tháng 3/2023 đến hiện tại. Ngoài ra, các giao dịch phát sinh từ tháng 3/2023 trở về trước, sẽ được đồng bộ dữ liệu và chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ.