Tân Thủ Tướng Anh

Tân Thủ Tướng Anh

“Chiếc bình nhà Minh vẫn an toàn,” một người Anh viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) ngày 5-7. “Đã đến lúc cắm vài bông hoa vào chiếc bình thời Minh này và chiêm ngưỡng chúng”, một người khác viết. Trong khi đó, một cư dân mạng ở Scotland bày tỏ trên mạng xã hội X: “Khi ai đó hỏi tôi muốn gì trong sinh nhật tới, tôi sẽ trả lời là “một chiếc bình nhà Minh”.

“Chiếc bình nhà Minh vẫn an toàn,” một người Anh viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) ngày 5-7. “Đã đến lúc cắm vài bông hoa vào chiếc bình thời Minh này và chiêm ngưỡng chúng”, một người khác viết. Trong khi đó, một cư dân mạng ở Scotland bày tỏ trên mạng xã hội X: “Khi ai đó hỏi tôi muốn gì trong sinh nhật tới, tôi sẽ trả lời là “một chiếc bình nhà Minh”.

Trước khi bước vào chính trường

Tới 50 tuổi, ông Starmer mới trở thành nghị sĩ Quốc hội Anh, sau một sự nghiệp luật sư với nhiều thành tựu.

Tuy nhiên, ông luôn có một niềm hứng thú đối với chính trị và thời trẻ từng theo phái cánh tả cấp tiến.

Sinh vào năm 1962 ở London trong gia đình có bốn người con và lớn lên ở quận Surrey, miền đông nam nước Anh, ông thường nhắc đến bản thân có gốc gác từ giai cấp công nhân.

Cha ông làm thợ trong nhà máy chế tạo công cụ và mẹ ông làm y tá.

Gia đình của ông là những người ủng hộ mạnh mẽ Đảng Lao động, tức Công đảng. Ông Keir Starmer được đặt tên theo Keir Hardie, một thợ mỏ người Scotland, lãnh đạo đầu tiên của đảng này.

Cuộc sống gia đình của ông gặp khó khó khăn. Ông Starmer nói cha của mình là một người đàn ông lạnh lùng và xa cách. Mẹ của ông mắc một chứng bệnh tự miễn gọi là Still gần trọn cuộc đời, đồng nghĩa bà cuối cùng đã không thể đi lại và nói chuyện.

Ông Starmer đã tham gia vào nhóm thanh niên của Công đảng lúc 16 tuổi. Ông từng biên tập cho một tạp chí cánh tả cấp tiến mang tên Socialist Alternatives (Những lựa chọn thay thế theo chủ nghĩa xã hội).

Ông Starmer là người đầu tiên trong gia đình theo học đại học. Ông học luật tại Đại học Leeds và Oxford và sau đó trở thành một luật sư nhân quyền.

Trong thời gian này, ông đã vận động để các nước ở vùng biển Caribe và châu Phi tiến tới bãi bỏ án tử hình.

Trong một vụ án nổi tiếng vào những năm 1990, ông đã biện hộ cho hai nhà hoạt động về môi trường bị chuỗi nhà hàng McDonald's kiện về hành vi phỉ báng.

Vào năm 2008, ông Starmer được bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan Công tố và người đứng đầu cơ quan Công tố Hoàng gia Anh (Crown Prosecution Service), điều này đồng nghĩa ông là công tố viên cấp cao nhất tại xứ Anh và Wales.

Ông Starmer nắm giữ chức vụ đó đến năm 2013 và được phong hiệp sĩ vào năm 2014.

Ông Starmer bước vào Quốc hội vào năm 2015, là nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử Holborn và St Pancras ở London.

Công đảng thuộc phe đối lập, dưới sự lãnh đạo của chính trị gia cực tả Jeremy Corbyn.

Ông Jeremy đã bổ nhiệm ông Starmer làm bộ trưởng Bộ Nội vụ đối trọng (shadow Home Office minister, một chức danh trong Nội các Bóng tối - Shadow Cabinet - của phe đối lập có vai trò làm đối trọng, giám sát chính phủ đương nhiệm), đảm đương nhiệm vụ giám sát quá trình làm việc của chính phủ trong lĩnh vực nhập cư.

Sau khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ông Starmer đã trở thành bộ trưởng Brexit đối trọng (shadow Brexit secretary).

Ông đã tận dụng vị trí này để thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit.

Ông Starmer có cơ hội trở thành lãnh đạo Công đảng theo sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019, sự kiện được xem là một thảm họa của đảng này với thất bại tồi tệ nhất kể từ năm 1935 và buộc ông Jeremy Corbyn phải từ chức.

Ông Starmer đã trở thành lãnh đạo Công đảng dựa trên cương lĩnh phái cánh tả, với lời kêu gọi quốc hữu hóa các công ty nước và năng lượng và miễn học phí cho sinh viên đại học.

Ông Jeremy Corbyn đã chia tách Công đảng thành hai phe, cánh tả và ôn hòa.

Ông Starmer nói ông muốn đoàn kết trong đảng, nhưng cũng cho biết ông muốn duy trì "chủ nghĩa cấp tiến" của ông Corbyn.

Ông cũng cảnh báo hiện tượng "đi chệch quá mức về phía trung dung".

Sau đó, ông Starmer đã bị ông Jeremy Corbyn không cho tham gia vào thành phần của Công đảng trong Quốc hội vì một vụ tranh cãi liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái bùng phát khi ông Corbyn làm lãnh đạo.

Nhiều người thuộc phe cánh tả trong đảng nói ông Starmer đã thực hiện một chiến dịch dài hạn trong nội bộ đảng để đảm bảo chỉ các thành viên ôn hòa được làm ứng viên nghị sĩ.

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer là ai?

Ông Keir Starmer đã trở thành tân thủ tướng Anh sau khi dẫn dắt Công đảng (tức Đảng Lao động) có chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.

Ông Keir Starmer đã thay thế chính trị gia Jeremy Corbyn, người theo phái cực tả, làm lãnh đạo Công đảng cách đây bốn năm và ra sức đưa đảng này trở lại vị trí trung dung hơn, để có khả năng chiến thắng hơn trong các cuộc bầu cử.

Công đảng đã không nắm quyền trong 14 năm.

Lập trường của ông Keir ra sao?

Bất chấp những gì từng tuyên bố trong chiến dịch giành quyền lãnh đạo, ông Starmer đã đưa đảng của mình xích dần về phía trung dung, để có khả năng thắng cử hơn.

Ông đã bãi bỏ nhiều chính sách tốn kém, viện dẫn tình trạng của tài chính công của Anh, trong khi vẫn duy trì một vài chương trình căn bản.

Ông Starmer đã hủy bỏ những đề xuất ban đầu để quốc hữu hóa các công ty nước và năng lượng.

Tuy nhiên, ông đã hứa sẽ đưa gần như tất cả các dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt quay trở lại sở hữu công trong vòng 5 năm, thuộc một công ty mới với tên gọi Đường sắt Anh quốc.

Ông Starmer đã bỏ cam kết ban đầu về việc bãi bỏ học phí đối với sinh viên và nói rằng chính phủ không có khả năng thực hiện điều này.

Trả lời BBC hồi tháng Năm, ông nói: "Chúng tôi có lẽ sẽ từ bỏ cam kết đó bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta đang ở trong một tình trạng tài chính khác."

Tuy nhiên, ông Keir nói Công đảng sẽ bắt đầu đánh thuế giá trị gia tăng đối với nguồn thu học phí từ các trường tư của Anh.

Công đảng đã thu hẹp cam kết đưa ra hồi năm 2021 về chuyện bỏ ra 28 tỷ bảng Anh (khoảng 35 tỷ USD) mỗi năm cho các dự án năng lượng xanh, nhưng vẫn tuân theo các cam kết như xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi và phát triển các nhà máy sản xuất pin cho xe điện.

Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích từ Đảng Bảo thủ rằng ông Starmer đang ra sức "né tránh" một cam kết chính sách quan trọng.

Gần đây, ông Starmer đã cam kết đầu tư 8 tỷ bảng Anh vào năng lượng sạch thông qua một công ty có tên GB Energy.

Ông cũng cam kết loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện năng trước năm 2030. Nhiều chuyên gia nhận định đây là chuyện bất khả thi.

Sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10/2023, ông Starmer đã ủng hộ hoạt động quân sự tại Gaza và quyền tự vệ của Israel.

Điều này đã khiến nhiều cử tri ủng hộ người dân Palestine giận dữ và ông đã đối mặt với sự nổi dậy từ hàng chục nghị sĩ của Đảng Lao động, kêu gọi có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.

Tuy nhiên, hồi tháng Hai năm nay, ông đã kêu gọi "cần có một lệnh ngừng bắn. Đây là điều phải xảy ra vào lúc này".

Một cuộc thăm dò ý kiến dư luận của YouGov được thực hiện hồi tháng Ba cho thấy 52% người dân ở Anh nghĩ ông Starmer đã giải quyết vấn đề một cách kém cỏi.

Ông Starmer cũng ủng hộ việc Anh ném bom các căn cứ của phiến quân Houthi tại Yemen để đáp trả các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào huyết mạch vận tải biển kết nối với Israel.

Hồi năm 2019, ông Starmer đã thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về việc Anh có nên rời Liên minh châu Âu (EU) hay không.

Hiện ông nói chuyện đảo ngược Brexit là không thể xảy ra, nhưng ông từng nói rằng sẽ thảo luận về các thỏa thuận hợp tác với EU liên quan đến thực phẩm, tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Ông Keir Starmer thường bị những người đối lập mỉa mai là người nhàm chán.

Ông muốn thể hiện chính mình là một người tuân thủ khắt khe các nguyên tắc luật pháp và một đồng liêu đã đặt cho ông biệt danh "Ông Luật pháp" (Mr Rules).

Chỉ có một lần ông Keir phạm luật.

Khi còn trẻ, ông đã bị cảnh sát bắt vì bán kem mà không có giấy phép buôn bán. Cảnh sát đã tịch thu kem và không làm gì thêm.

Ông Starmer có khuynh hướng ít bộc lộ bản thân trong các cuộc phỏng vấn nhưng cũng tỏ ra là người ưa tranh đua.

Trả lời báo The Guardian, ông nói: "Tôi ghét thất bại. Một số người cho rằng chỉ cần tham gia thôi cũng có ý nghĩa rồi. Tôi không thuộc nhóm đó."

Ông Starmer và vợ là bà Victoria Alexander, đang làm việc tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), đã kết hôn vào năm 2007 và có hai người con.

Ngoài làm việc, ông chơi bóng đá 5 người và hâm mộ câu lạc bộ Arsenal.

Chỉ hơn 1 tháng sau khi thua cuộc trước bà Liz Truss, ông Rishi Sunak đã tạo ra bước ngoặt lịch sử khi trở thành thủ tướng Anh tiếp theo. Ông Sunak là thủ tướng da màu, gốc Ấn đầu tiên, đồng thời là thủ tướng trẻ nhất trong 200 năm qua của nước Anh.

Ông Rishi Sunak sinh ngày 12/5/1980 tại Southampton, Hampshire, Đông Nam nước Anh trong một gia đình gốc Ấn Độ. Cha ông là một bác sĩ đa khoa, mẹ ông là chủ một một hiệu thuốc địa phương. Gia đình ông di cư đến Anh vào những năm 1960, thời kỳ nước Anh tái thiết đất nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ông Sunak trở thành vị thủ tướng da màu gốc Ấn đầu tiên của nước Anh. Ảnh: Reuters

Ông từng theo học tại trường tư thục Winchester, làm bồi bàn tại một nhà hàng cà ri ở Southampton trong suốt các kỳ nghỉ hè. Sau đó ông học chuyên ngành Triết học, Chính trị và Kinh tế (PPE) tại Đại học Oxford.

Sau khi tốt nghiệp Oxford, ông học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Stanford ở Mỹ với tư cách là học giả Fulbright. Tại đây, ông gặp người vợ tương lai của mình, Akshata Murty, con gái của tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy. Vợ chồng ông có với nhau 2 con gái.

Trong thời gian học đại học, ông Sunak thực tập tại Trụ sở Chiến dịch Bảo thủ. Từ năm 2001 đến năm 2004, ông làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs với tư cách là nhà phân tích. Sau đó, ông gia nhập công ty quỹ đầu cơ Theleme Partners vào năm 2009, đồng thời là Giám đốc công ty Catamaran Ventures (do cha vợ ông là chủ sở hữu).

Ông Rishi Sunak cùng vợ và 2 con gái tại chiến dịch tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi tháng 7. Ảnh: Reuters

Tính đến năm 2022, ước tính khối tài sản của vợ chồng ông Sunak lên tới 730 triệu Bảng Anh (875 triệu USD) - gần gấp đôi khối tài sản của Vua Charles III và Vương hậu Camila (ước tính 300 triệu-350 triệu bảng). Hai vợ chồng ông được xếp hạng 222 trong Danh sách những người giàu nhất nước Anh, theo Sunday Times.

Sự nghiệp chính trị nổi bật chỉ trong 2 năm

Năm 2015, ông Sunak được bầu là nghị sĩ đảng Bảo thủ, đại diện của Richmond, Yorkshire. Sau đó ông trở thành bộ trưởng cấp thấp (bộ trưởng không thuộc Nội các) trong chính phủ của Thủ tướng Theresa May. Từ năm 2015 đến năm 2017, ông là thành viên của Ủy ban Lựa chọn Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn.

Ông Sunak cũng là người ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU (Brexit) vào năm 2016. Ông tin rằng việc rời EU sẽ khiến Anh "tự do hơn, công bằng hơn và thịnh vượng hơn".

Sau khi bà May từ chức Thủ tướng, ông đã ủng hộ chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Boris Johnson năm 2019. Tháng 7/2019, ông được Thủ tướng Boris Johnson bổ nhiệm làm Thứ trưởng Tài chính và là thành viên của Hội đồng Cơ mật Anh.

Sau cuộc cải tổ Nội các vào tháng 2/2020, ông được thăng chức thành Bộ trưởng Tài chính và trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong nền chính trị Anh khi mới 39 tuổi.

Ông Sunak là Bộ trưởng Tài chính dưới 2 đời Thủ tướng Anh. Ảnh: AP

Chỉ vài tuần sau khi đảm nhiệm vị trí mới, đại dịch Covid-19 đã tấn công nước Anh. Ông Sunak khi đó đã trình bày về chương trình hỗ trợ kinh tế trên phạm vi toàn quốc trị giá hàng trăm tỷ Bảng Anh, cam kết hỗ trợ kinh tế cho cả người sử dụng lao động và người lao động bằng nguồn tài chính hào phóng của chính phủ để vượt qua các đợt phong tỏa. Uy tín cá nhân của ông đã tăng vọt trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, tháng 6/2020, Thủ tướng Boris Johnson và ông Sunak đều dính phải bê bối mở tiệc ở Văn phòng Thủ tướng trong khi đất nước đang áp lệnh phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt. Cả hai sau đó đều bị Sở cảnh sát London xử phạt và bị chỉ trích. Ông Sunak cũng từng bị một số nhà chỉ trích trong đảng Bảo thủ nghi ngờ về việc nắm được quy mô của sự siết chặt chi phí sinh hoạt mà các hộ gia đình phải đối mặt.

Ngày 5/7, ông Sunak bất ngờ tuyên bố từ chức Bộ trưởng Tài chính vì “không thể tiếp tục làm việc trong chính phủ" của ông Boris Johnson sau hàng loạt bê bối. Động thái này đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng Nội các Anh, khi hàng loạt các bộ trưởng, quan chức cấp cao đệ đơn sau đó cũng từ chức để gây áp lực đối với ông Johnson.

Sau khi ông Johnson từ chức, ông Sunak đã tham gia cuộc đua vào ghế Thủ tướng Anh cùng với bà Liz Truss và các đối thủ khác. Trước cam kết cắt giảm thuế ngay lập tức mà bà Truss và những ứng viên khác đề ra, ông Sunak khi đó cho rằng điều này “không tưởng như chuyện cổ tích". Theo ông, việc đầu tiên cần làm là kiểm soát lạm phát đang tăng nhanh.

Bà Liz Truss và ông Sunak tại buổi phỏng vấn của BBC hồi đầu tháng 9. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, các đảng viên đảng Bảo thủ đã ủng hộ bà Truss thay vì ông Sunak. Không lâu sau đó, ông đã chứng minh được gói cắt giảm thuế của Thủ tướng Liz Truss là sai lầm khi nó gây ra hỗn loạn trên thị trường tài chính vào tháng 9/2022.

Chỉ sau một thời gian nắm quyền ngắn ngủi, bà Liz Truss buộc phải từ chức Thủ tướng Anh vào ngày 20/10 vì không thể giải quyết các thách thức của nước Anh. Việc từ chức chóng vánh chỉ sau 45 ngày cũng khiến bà Truss trở thành người giữ chức thủ tướng ngắn nhất trong lịch sử nước Anh.

Sau tuyên bố của bà Truss, đảng Bảo thủ Anh đã tiến hành cuộc bầu chọn lãnh đạo mới và người này đồng nghĩa cũng trở thành tân thủ tướng Anh. Trong vòng tranh cử này, ông Sunak đối mặt với đối thủ là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Penny Mordaunt, khi hai người từng chạy đua tranh cử vị trí thủ tướng đến những vòng cuối cùng hồi tháng 8, và cựu Thủ tướng Boris Johnson. Tuy nhiên, ông Johnson sau đó sớm bất ngờ tuyên bố rút khỏi cuộc đua hôm 23/10 và bà Mordaunt hôm 24/10 cũng tuyên bố rút lui.

Trong lúc này, ông Rishi Sunak, trên cương vị Thủ tướng thứ 57 của nước Anh, sẽ tiếp tục đối mặt với hàng loạt thách thức sau khi bà Truss rời đi, từ việc vực dậy nền kinh tế và tài chính hỗn loạn, giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát gia tăng, cũng như hàn gắn nội bộ đảng Bảo thủ trước sự chia rẽ và lấy lại niềm tin, sự tín nhiệm của dân chúng.

Chiến lược “chiếc bình nhà Minh”

Tân Thủ tướng Keir Starmer có ít nhất ba điểm chung với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.

Trước hết, ngôi nhà số 10 Phố Downing (Phủ thủ tướng) từng là nơi Công đảng đặt trụ sở. Ông Starmer giống như người tiền nhiệm Tony Blair, sau chiến thắng của Công đảng trong cuộc tổng tuyển cử ở Anh vào ngày 4-7, đã trở thành chủ nhân ngôi nhà số 10 Phố Downing.

Thứ hai, với số điểm áp đảo mà Công đảng đã giành được, bảo đảm cho đảng này có 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện, nhiều hơn 326 ghế cần thiết để đạt được đa số tuyệt đối. Con số này gần bằng mức 418 ghế mà Công đảng giành được trong chiến thắng năm 1997 dưới sự dẫn dắt của ông Tony Blair.

Cuối cùng, hai chiến dịch tranh cử của ông Blair và ông Starmer đều gắn liền với cùng một chiến lược, đó là “chiếc bình nhà Minh”.