Bộ phim Cậu bé karate khác với những phim thiên về võ thuật, hành động mà Thành Long tham gia. Ở phim này, nam diễn viên vào vai một sư phụ dạy võ thuật nghiêm khắc và rất thương học trò.
Bộ phim Cậu bé karate khác với những phim thiên về võ thuật, hành động mà Thành Long tham gia. Ở phim này, nam diễn viên vào vai một sư phụ dạy võ thuật nghiêm khắc và rất thương học trò.
Một trong những bộ phim hay nhất của Thành Long phải kể tới Túy quyền II, phần tiếp theo của Túy quyền (1978). Đây là bộ phim võ thuật xen lẫn hài hước, nhân vật chính là Hoàng Phi Hồng (Thành Long thủ vai thời trẻ). Bộ phim sau khi công chiếu đã đạt được doanh thu lớn cùng “mưa” lời khen về các pha võ thuật đặc sắc.
Trong phim, Hoàng Phi Hồng dùng võ Túy quyền để trả thù cho Phúc Dân Kỳ và giành lại báu vật Trung Hoa là chiếc ấn ngọc từ tay đại sứ Anh.
Thành Long đã làm cho khán giả phải “lác mắt” với những hành động võ thuật chân thực và điêu luyện. Đó là những màn trình diễn Túy quyền trong trạng thái say xỉn nhưng vô cùng điệu nghệ, lúc chậm, lúc nhanh khiến người xem vô cùng thích thú.
Thành Long có sự nghiệp phim ảnh đồ sộ với những bộ phim ông tham gia đóng vai và tự sản xuất. Sau đây là top những bộ phim hay nhất không thể bỏ qua của Thành Long.
Tháng 10, Thành Long (Jackie Chan) tái xuất màn ảnh rộng với tác phẩm thuộc thể loại hành động, hài hước, gọi là Panda Plan. Phim có cốt truyện khá đơn giản khi Thành Long vào vai chính mình tham gia hoạt động giải cứu chú gấu trúc nhỏ Hu Hu trong sở thú khỏi đám tay sai của một ông trùm Trung Đông.
Với danh tiếng toàn cầu của Thành Long, Panda Plan nhận được không ít sự kỳ vọng vào chất lượng. Tuy nhiên, thành phẩm lại là một thất bại ê chề khác của nam diễn viên 70 tuổi sau bom xịt phòng vé A Legend (Truyền thuyết) vào tháng 7. Khán giả cuối cùng phải thừa nhận thời đại của siêu sao võ thuật Trung Quốc đã qua.
Thành Long tái xuất màn ảnh rộng với phim mới nhưng không được đánh giá cao.
Cây viết James Marsh của SCMP tuyên bố Panda Plan là bộ phim giải trí tệ hại và sỉ nhục người xem, chỉ đạt 1/5 sao. Điều này được thể hiện ngay từ một chi tiết nhỏ là dòng chữ cảnh báo ở cuối phim. Cụ thể, nhà sản xuất cho biết “Không có động vật nào bị làm hại trong quá trình thực hiện bộ phim” trước khi làm rõ “Tất cả động vật đều là hiệu ứng hình ảnh”.
Theo nhà bình luận, dòng cảnh báo hoàn toàn thừa thãi bởi người xem dễ dàng nhận ra sự thật đó trong quá trình xem phim. Thật khó để tưởng tưởng thứ kỹ xảo “ba xu” đó vẫn còn tồn tại trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Không chỉ kỹ xảo sơ sài, vai diễn của Thành Long nhạt nhẽo đến không ngờ. Suốt diễn biến phim, tài tử gạo cội tỏ ra khiêm tốn bằng cách thú nhận không tài giỏi, mạnh mẽ như vẻ ngoài trên màn ảnh, còn đùa cợt về chiếc mũi to của mình. Tuy nhiên cuối cùng, Panda Plan lại khắc họa Thành Long là nhân vật anh hùng, dễ mến, không ngần ngại liều mạng để bảo vệ con gấu trúc “fake”.
“Khi bước sang tuổi 70, Thành Long đã bước vào một chương khác trong sự nghiệp, nơi hình ảnh công chúng của ông làm lu mờ mọi nỗ lực biểu diễn. Đến nỗi trong Panda Plan, nam diễn viên thực sự đóng vai chính mình và nhiều lần được các nhân vật khác hỗ trợ vì là người hâm mộ Thành Long”, James Marsh châm biếm.
Trong phim, ngay cả thế mạnh của Thành Long là võ thuật cũng bị chê thảm hại. Một cuộc hành trình tẻ nhạt được thể hiện qua các cảnh chiến đấu được biên đạo một cách lười biếng, những cuộc rượt đuổi chậm chạp và màn tương tác uể oải giữa nhân vật chính với nhóm lính đánh thuê.
Một chi tiết khó hiểu khác là thay vì giao nộp Hu Hu, Thành Long sẵn sàng đặt bản thân và những con tin khác vào nguy hiểm. Hành động đó có thể miễn cưỡng thông cảm nếu Hu Hu là một con vật dễ thương, có hơn 700 triệu người theo dõi trực tuyến như giới thiệu. Tuy nhiên, trong mắt khán giả, nó chỉ là những mảnh ghép pixel được thiết kế sơ sài.
Con gấu trúc trong phim được tạo ra bằng hiệu ứng hình ảnh.
Bài đánh giá trên Casey’s Movie Mania chấm cho Panda Plan 2,5/5 sao. Tác giả nhận xét bộ phim đánh dấu một sự thất vọng khác đối với Thành Long sau sự trở lại ngắn ngủi trong Ride On và thảm họa A Legend.
Phim có một vài phân cảnh hài hước đặc trưng của Thành Long nhưng không nhiều và càng về sau càng nhàm chán. Tác giả cho rằng phim chỉ nên dừng ở độ dài 99 phút, thay vì lên tới 1 giờ 39 phút. Về diễn viên, ngoài Thành Long vẫn giữ được một số nét quyến rũ ngốc nghếch, các diễn viên còn lại phần lớn đều không đáng chú ý.
Jim Morazzini của Voices From The Balcony cho rằng phim hơi an toàn và quá dễ thương, phù hợp cho trẻ em giải trí, còn người lớn khó đủ kiên nhẫn để xem. Vấn đề lớn nhất của phim là những nhân vật phản diện không bao giờ tạo được cảm giác là mối đe dọa đối với nhân vật chính anh hùng. Họ được mô tả là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm thực chiến nhưng lại dễ bị mắc kẹt trong các ống thông gió, bị tước vũ khí vì mải chơi trò chơi điện tử mà không biết đối tượng bị giam giữ được giải thoát...
Bên cạnh đó, theo Morazzini, phần đầu và phần sau của Panda Plan không liên kết mạch lạc với nhau khi một bên hài hước, nhẹ nhàng, còn bên còn lại cố để bi kịch hóa câu chuyện.
Trên trang đánh giá nổi tiếng IMDb, Panda Plan chỉ đạt 6,1/10 điểm. Các ý kiến đều thống nhất phim dành cho khán giả nhỏ tuổi (với mô típ quen thuộc anh hùng chống lại kẻ xấu) và có thể hút người xem Trung Quốc, nhưng không thể cạnh tranh ở thị trường Bắc Mỹ.
Theo các nhà phê bình, Panda Plan chỉ phù hợp cho trẻ em xem giải trí.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Loạt phim ngắn Trung Quốc đang nhận chỉ trích vì xây dựng nội dung thiếu tính thực tế, cổ xúy những suy nghĩ viển vông.
Thành Long trẻ trung nhờ công nghệ AI.
Thành Long đã nhờ đến công nghệ kỹ xảo tiên tiến nhất là trí tuệ nhân tạo AI để giúp nhân vật của mình trẻ hơn mà không cần hoá trang. Vai diễn trong phim Truyền thuyết sắp ra mắt của ông đan xen giữa quá khứ và hiện tại nên có phân cảnh Thành Long xuất hiện đúng tuổi tác, nhưng có phân cảnh nhân vật thời trẻ thì ông đã dùng kỹ xảo điện ảnh, thay vì đóng thế hoặc hoá trang như truyền thống.
Những cảnh hành động có tiết tấu nhanh làm lộ rõ điểm yếu của kỹ xảo.
Tuy nhiên, khán giả có vẻ không hài lòng với hiệu ứng "trẻ hóa" của Thành Long. Nhiều người cho rằng Thành Long trông như đang cười khi đáng lý phải diễn cảnh khóc. Ngoài ra, một số cư dân mạng còn chỉ ra rằng bộ phim có thể lạm dụng công nghệ thay đổi khuôn mặt và khán giả không thể biết liệu nam diễn viên có tự mình thực hiện các cảnh quay hay không.
Sự cố công nghệ đã khiến khán giả tranh cãi về việc Thành Long ham thích đóng vai chính bất chấp tuổi tác. Ông hoàn toàn có thể tạo đất diễn cho các thế hệ đàn em, còn bản thân đóng các cảnh quay đúng lứa tuổi. Những kỹ xảo còn nhiều vụng về khiến gương mặt của nhân vật trên phim thiếu tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc của khán giả.
Thành Long và Kim Hee Sun trong phim Thần thoại năm 2005.
Bộ phim điện ảnh mới của Thành Long có vốn đầu tư 350 triệu Nhân dân tệ dự kiến ra mắt tháng 7/2024, khởi động đợt phim mùa hè. Phim Truyền thuyết hiện đang rất được mong đợi vì đây là phần 2 của phim Thần thoại năm 2005. Cả hai phần đều do đạo diễn Đường Quý Lễ chỉ đạo diễn xuất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
TPO - Thương hiệu Thành Long không còn sức hút khi liên tiếp có tác phẩm lỗ nặng. Sau "Long mã tinh thần" lỗ 31 triệu USD, bộ phim "Truyền thuyết" không tạo được tiếng vang.
Epoch Times đưa tin bộ phim giả tưởng đầu tư 350 triệu NDT (50 triệu USD) Truyền thuyết do Thành Long đóng vai chính thu về hơn 71 triệu NDT (9,6 triệu USD) tại phòng vé trong tuần đầu ra mắt. Đến nay, tỷ lệ suất chiếu giảm xuống còn 4%.
Chuyên gia nhận định phim ít có cơ hội lật ngược tình thế, ước tính doanh thu phòng vé khó vượt mốc 100 triệu NDT, phía sản xuất sẽ phải đối mặt với khoản lỗ hơn 300 triệu NDT (41,2 triệu USD), nếu tính cả chi phí marketing.
Thành Long (trái) và nữ diễn viên Cổ Lực Na Trát trong buổi ra mắt Truyền thuyết. Ảnh: Sina.
Tencent cho hay Bona Film Group - công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, chủ yếu đầu tư sản xuất dự án do các đạo Hong Kong (Trung Quốc) chỉ đạo, đã đầu tư 50 triệu USD vào Truyền thuyết, lo sợ mất trắng.
Truyền thuyết được xem là phần 2 của Thần thoại (2005), kể về chuyện “kiếp trước và hiện tại” của vị tướng thời cổ đại Triệu Chiến do Thành Long thủ vai. Phim sử dụng công nghệ AI thay đổi khuôn mặt 70 tuổi của Thành Long trở về tuổi 27. Có thông tin nam diễn viên trẻ Trịnh Nghiệp đóng thế cho Thành Long trong một số cảnh võ thuật mạo hiểm.
Tại các buổi chiếu sớm, phim thu về hơn 30 triệu NDT, nhận nhiều đánh giá tiêu cực trên mạng xã hội. Khán giả chê Thành Long phiên bản AI thiếu chân thực, kém tự nhiên trong lẫn biểu cảm và hành động. Tỷ lệ cơ thể “AI Thành Long" rất khác so với nam diễn viên. Tác phẩm dùng nhiều kỹ xảo nhưng bị nhận xét kém chất lượng, nghèo nàn so với Thần thoại cách đây hai thập kỷ.
Chứng kiến thành tích phòng vé ảm đạm của Truyền thuyết, Thành Long không hề nản lòng và tiếp tục chú tâm vào các dự án mới. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, tài tử tiết lộ cảnh gay cấn trong quá trình quay bộ phim mới.
Diễn viên 70 tuổi cho biết bộ phim có nhiều cảnh võ thuật, đấu tranh giữa thiện - ác. Theo kịch bản, Thành Long quyết liệt đấu với phản diện, bị bóp cổ trong khoảng thời gian dài, sau đó dần ngạt thở và ngất đi. Kết quả là trong quá trình ghi hình, nam nghệ sĩ đã thực sự bị ngất.
Thành Long không tiết lộ tựa phim, nhưng một số khán giả đoán phim dự kiến chiếu tại Trung Quốc dịp Quốc khánh.
Tạo hình của Thành Long trong phim mới (phải) được chỉnh sửa bằng công nghệ AI để phù hợp với nhân vật đang ở độ tuổi đôi mươi
Theo HK01, Thành Long gây chú ý khi trở lại màn ảnh với bộ phim A Legend (Truyền thuyết) vốn được quảng bá là phần tiếp theo của Thần thoại (The Myth, 2005). Trong tác phẩm ra mắt phòng vé Trung Quốc từ ngày 10.7, ngôi sao hành động đóng một chuyên gia khảo cổ trong quá trình thám hiểm, nghiên cứu đã vô tình khám phá ra tiền kiếp của mình, khi ông là một chiến binh trẻ tuổi tên Triệu Chiến ở thời cổ đại. Trong những những phân cảnh về Triệu Chiến, đoàn làm phim dùng công nghệ AI tái tạo diện mạo của Thành Long ở tuổi 27.
Tuy nhiên, diện mạo trẻ hóa Thành Long trong phim mới không được người xem đón nhận trái lại còn vấp phải nhiều tranh cãi. Nhiều khán giả sau khi xem trailer và suất chiếu sớm đánh giá sự thay đổi này khiến họ bị phân tâm. Khán giả nhận xét ngôi sao 70 tuổi diễn ổn vai chuyên gia khảo cổ ở thời hiện đại nhưng ở những đoạn "trẻ hóa" có sự can thiệp của AI, biểu cảm của nhân vật Triệu Chiến trông kỳ cục, gượng gạo, đơ cứng như rô bốt. Ở một số khung cảnh gồng mình chiến đấu hay đau đớn do bị thương, hình ảnh được tạo ra bởi AI khiến người xem bối rối không biết nhân vật đang cười hay đang khóc.
Việc đoàn phim A Legend dùng AI đưa Thành Long quay về thời trai trẻ khiến khán giả không hài lòng
Trên mạng xã hội, nhiều người tỏ ra khó chịu trước sự thay đổi này: "Việc dùng AI chỉnh sửa diện mạo Thành Long trẻ lại như thời đôi mươi khiến tôi hoàn toàn mất hứng thú với bộ phim", "Khuôn mặt, biểu cảm của nhân vật mà Thành Long đảm nhận đã bị AI thay đổi hoàn toàn. Tôi thực sự không nói nên lời", "Thành Long sắp nghỉ hưu tới nơi rồi nhưng sao ông ấy không thể suy nghĩ một cách lý trí khi đảm nhận vai diễn này? Ông ấy đang cố gắng hồi tưởng về thời trai trẻ hay đây là sự từ chối chấp nhận rằng mình đã già?"… Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng AI vào A Legend khiến tác phẩm trở thành "thảm họa" hay "bộ phim tệ nhất năm".
Ngoài những bình luận xoay quanh tạo hình trẻ hóa của Thành Long, khán giả cũng chê bai nội dung, chất lượng kỹ xảo của bộ phim và cho rằng tác phẩm "sến súa" và "lỗi thời". Một số người xem chỉ ra rằng ngay cả khi ra sau bộ phim Thần thoại gần 20 năm, A Legend vẫn thua xa tác phẩm tiền nhiệm và giống một bộ phim chiếu mạng hơn.
Những tác phẩm gần đây của Thành Long liên tục nhận lời chê bai, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của nam diễn viên
A Legend được đầu tư hơn 300 triệu nhân dân tệ, do đạo diễn Đường Quý Lễ cầm trịch, quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng: Thành Long, Trương Nghệ Hưng, Cổ Lực Na Trát, Lý Trị Đình… Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông xứ Trung, đạo diễn giải thích rằng việc sử dụng AI để tái tạo hình ảnh Thành Long thời trẻ là một cách thức để sáng tạo. "Tôi cảm thấy rằng phim Trung Quốc cần phải có tính sáng tạo hơn. Vì vậy, tôi muốn thử sức với sự táo bạo và tạo ra một Thành Long AI", nhà làm phim chia sẻ.
Đường Quý Lễ cũng thừa nhận rằng kết quả có thể không hoàn hảo hoặc tốt như công nghệ trẻ hóa tương tự ở Hollywood, nhưng ông đã cố gắng vượt qua khó khăn để khắc họa một Thành Long trẻ tuổi trong A Legend. Bản thân Thành Long cũng từng do dự về việc trẻ hóa nhân vật bằng AI nhưng rồi cuối cùng nghệ sĩ quyết định thử nghiệm sau khi trao đổi kỹ với đạo diễn.
Thành Long và Kim Hee Sun trong Thần thoại (2005)
Khác với A Legend vấp phải ý kiến trái chiều, Thành Long từng gây tiếng vang với phần đầu Thần thoại ra mắt hồi 2005. Ở phần này, ngôi sao võ thuật Hoa ngữ vào vai tướng quân Mông Nghị, được lệnh hộ tống công chúa Ngọc Thấu (Kim Hee Sun thủ vai) từ Triều Tiên sang nước Tần để tấn phong làm Lệ phi của Tần Thủy Hoàng. Trên đường đi, chàng bị giằng xé nội tâm giữa một bên là tình yêu, một bên là nghĩa vụ nhưng rồi bị sập bẫy gian thần và xa cách người thương. Khoảng 2.000 năm sau, nhà khảo cổ Jack (cũng do Thành Long đóng) vô tình khai quật lăng mộ thời Tần, khám phá câu chuyện quá khứ và gặp lại công chúa.
Tác phẩm nhận được phản hồi tích cực ngoài phòng vé, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ ba ở Hồng Kông trong năm 2005. Ngoài ra, ca khúc nhạc phim Tình yêu vĩnh cửu do Thành Long và Kim Hee Sun thể hiện từng gây sốt một thời.
Harper’s Bazaar Vietnam sẽ điểm lại những thành tựu mà nam ca sĩ, diễn viên, đạo diễn này đạt được trong gần nửa thế kỷ cống hiến với nghệ thuật cùng những bộ phim hay nhất của Thành Long.
Thành Long tên thật là Trần Cảng Sinh, sinh năm 1954 tại Hồng Kông. Thành Long từng được huấn luyện về võ thuật rất khắt khe ở Học viện Hý kịch Trung ương.
Năm 8 tuổi, Thành Long lần đầu tiên tham gia phim Đại tiểu Hoàng Thiên Bá (1962). Kể từ đó, Thành Long liên tục xuất hiện trên màn ảnh.
Năm 1976, sau sự cố về tài chính cùng những rắc rối khi tìm vai đóng cảnh hành động, nam diễn viên về Canberra đoàn tụ với gia đình. Thành Long học tại trường Cao đẳng Dickson và làm công nhân xây dựng, được đặt biệt danh là “Jack nhỏ”. Kể từ đó biệt danh Jackie Chan gắn liền với Thành Long.
Năm 2013, Thành Long đã đổi tên Trung Quốc của mình thành Phòng Sĩ Long theo họ cha.
Trong cuộc đời đóng phim của mình, bộ phim Xà hình điêu thủ (năm 1978) có thể được gọi là phim đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của diễn viên Thành Long. Trong phim này, Thành Long hoàn toàn được tự do thể hiện tài năng ở các pha hành động. Bộ phim kết hợp giữa hài và hành động đã thổi một làn gió mới vào điện ảnh Hồng Kông lúc bấy giờ.
Sau đó, anh tham gia vai chính trong phim Túy quyền. Đó cũng là bộ phim chính thức đưa Thành Long đến với thành công.
Thành Long phim Đấu trường sát thủ (The Big Brawl)
Thập niên 1980, sau những rắc rối với các hãng phim cộng tác, Thành Long bắt đầu bước vào sự nghiệp quốc tế với bộ phim đầu tiên Đấu trường sát thủ (The Big Brawl). Thành Long tiếp tục một vai nhỏ trong The Cannonball Run năm 1981. Dù phim không được đông đảo dân Mỹ ưa thích, nhưng thu về 100 triệu USD trên toàn cầu.
Sau thất bại của bộ phim The Protector năm 1985, Thành Long quay về Hồng Kông để tiếp tục sự nghiệp của mình. Từ năm 1988-1998, Thành Long liên tục đạt được thành công vang dội với rất nhiều bộ phim võ thuật như: Câu chuyện cảnh sát 2, Long huynh hổ đệ II: Kế hoạch Phi ưng, Túy quyền II… và nhận được các giải thưởng danh giá như giải Chỉ đạo võ thuật hay nhất, Diễn viên hay nhất…
Trong hầu hết những bộ phim mình đóng, Thành Long gần như đều tự thực hiện các pha hành động nguy hiểm mà không cần thế vai. Chính vì vậy Thành Long đang giữ kỷ lục Guinness về “Diễn viên còn sống đóng nhiều cảnh mạo hiểm nhất”. Thế nhưng, các pha hành động mạo hiểm cũng làm cho Thành Long gặp chấn thương lớn như bị trật khung chậu; gãy ngón tay, ngón chân; vỡ mắt cá, xương sườn…
Sự nghiệp ca hát của Thành Long cũng gặt hái được một số thành công nhất định với 20 album.
Ngoài đóng phim, làm ca sĩ, Thành Long còn kinh doanh chuỗi nhà hàng sushi Jackie’s Kitchen, chuỗi cửa hàng cà phê, các phòng tập Câu lạc bộ Thành Long…
Thành Long hoạt động từ thiện rất tích cực. Hiện Thành Long đang là Đại sứ thiện chí của UNICEF, tham gia gây quỹ, bảo tồn thiên nhiên… Vào năm 2006, Thành Long thông báo sẽ hiến một nửa trong tổng số tài sản cho các quỹ từ thiện khi qua đời.