Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó với cách phát âm đặc biệt, chính điều này khiến cho người Nhật gặp nhiều khó khăn khi học các ngôn ngữ sử dụng chữ Latin, tiêu biểu có thể kể đến tiếng Anh.
Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó với cách phát âm đặc biệt, chính điều này khiến cho người Nhật gặp nhiều khó khăn khi học các ngôn ngữ sử dụng chữ Latin, tiêu biểu có thể kể đến tiếng Anh.
Nếu như mọi người nghĩ rằng việc nói kém tiếng Anh chỉ xuất hiện ở những người không dành nhiều thời gian để học hoặc những người làm việc trong các nhà máy thì ngay cả đối với những người giỏi nhất, có địa vị, có học thức thì trình độ tiếng Anh cũng không quá cao.
Đa phần người Nhật chú trọng ngôn ngữ chính thức của mình. Họ không chú trọng tiếng Anh trong đời sống, công việc hay bất kỳ lĩnh vực nào. Có những người giỏi về học thức nhưng trình độ tiếng Anh của họ lại không quá cao.
Trong môi trường học đường, người Nhật cũng vẫn học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên họ không chú trọng và đề cao ngôn ngữ này mà chỉ học những điều cơ bản nhất. Không học về cách giao tiếp, phát âm, ngữ pháp hay những cấu trúc tiếng Anh như thế nào.
Đây là một văn hóa giáo dục hình thành từ lâu tại Nhật Bản khi tiếng Anh được phổ cập vào chương trình học. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ mới khác biệt hoàn toàn với ngôn ngữ chính thức nên gây nhiều điều mới lạ và họ chỉ học cho biết chứ không thật sự chú ý.
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật thì sự im lặng luôn được đề cao. Đặc biệt là trong những môi trường giáo dục thì việc im lặng là một phép lịch sử tối thiểu. Do đó khi học ngôn ngữ mới, điển hình là tiếng Anh, nếu không hiểu họ cũng sẽ im lặng và không phát biểu cho đến khi kết thúc buổi học. Ngoài ra tâm lý sợ sai cũng khiến họ ngại ngần việc nói tiếng Anh.
Đối với người Nhật, tiếng Anh không mang ý nghĩa quan trọng nào. Họ thường chỉ tập trung vào văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia mình. Hầu như mọi người dân nơi này đều sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu trong đời sống thường ngày, họ không tiếp xúc với ngôn ngữ mới và cảm thấy không cần thiết phải học tiếng Anh.
Một trong những lý do khiến người Nhật kém tiếng Anh chính là do sự khác biệt về bảng chữ cái. Trong khi tiếng Nhật gồm 4 loại chữ cái là chữ Hán, Hiragana, Katakana và Romaji thì tiếng Anh sử dụng bảng chữ cái Latinh. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Do đó dù học giỏi ngữ pháp nhưng người Nhật khó có thể giao tiếp được.
Khi du học Nhật Bản nếu các bạn sinh viên tham gia những ngôi trường Quốc tế và theo học những khoa tiếng Anh thì việc học và sử dụng tiếng Anh là điều cần thiết. Tuy nhiên việc học tiếng Nhật cũng là một điều không thể thiếu khi du học tại quốc gia này.
Hầu hết ngoài giờ học mọi người sẽ phải sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp trong đời sống thường ngày và phải sử dụng tiếng Nhật hoàn toàn trong mọi hoạt động. Do đó việc sử dụng tiếng Anh tại Nhật bản là điều khá khó khăn vì người Nhật sẽ không hiểu, thay vào đó bạn nên trang bị cho mình kiến thức giao tiếp tiếng Nhật ở mức độ cơ bản.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng ở nhiều quốc gia và là môn học bắt buộc. Tuy nhiên tại Nhật Bản, dù đã trở thành một môn học chính thức nhưng người Nhật giao tiếp tiếng Anh không được tốt lắm. Có nhiều nguyên nhân khiến cho người Nhật khó học tiếng Anh và tại quốc gia này tiếng Anh không được sử dụng phổ biến như nhiều nước khác.
Tại Tọa đàm “AI có thể thay thế con người trong việc dạy và học tiếng Anh?” được ELSA Corp, Công ty Cổ phần Anh ngữ quốc tế SunUni Academy và các đơn vị đối tác đồng hành tổ chức vào chiều 18/6, các chuyên gia đã chia sẻ về tầm quan trọng của AI trong dạy và học.
Tham dự sự kiện có ông Will Polese, Phó Chủ tịch Kinh doanh toàn cầu của ELSA Corp; bà Thư Nguyễn, Giám đốc kinh doanh ELSA tại Đông Nam Á; ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch Tập đoàn SunUni Global, CEO Công ty cổ phần Anh Ngữ Quốc tế SunUni Academy; ông Bùi Tiến Đạt, Tổng Giám đốc Tập đoàn SunUni Global; bà Phan Hoa Anh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SunUni Global; nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng các đối tác, nhà tài trợ uy tín của chương trình.
Ông Will Polese, Phó Chủ tịch Kinh doanh toàn cầu, ELSA Corp, đơn vị sở hữu sở hữu sản phẩm ELSA Speak cho hay, với việc dạy tiếng Anh ngày nay, AI cung cấp cho giáo viên công cụ hỗ trợ giảng dạy tiên tiến và giảm tải được các công việc mang tính hành chính, sự vụ. AI có thể tự động hóa quá trình chấm bài, từ bài kiểm tra ngữ pháp đến bài luận, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc giảng dạy và hỗ trợ học viên.
AI cũng cung cấp công cụ phân tích dữ liệu học tập của học viên, cho phép giáo viên nắm bắt được tiến độ, điểm mạnh và điểm yếu của từng học viên một cách chi tiết; giúp giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy và thiết kế bài giảng phù hợp hơn với nhu cầu của mỗi học viên. Các nền tảng học tập dựa trên AI còn cung cấp nguồn tài liệu giảng dạy phong phú và cập nhật, giúp giáo viên có thêm nhiều lựa chọn và ý tưởng cho các bài giảng của mình. AI còn hỗ trợ thiết kế các bài tập tương tác dưới dạng trò chơi, giúp các buổi học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ông Nguyễn Tiến Nam, CEO Công ty cổ phần Anh ngữ Quốc tế SunUni Academy cho rằng, với việc học tiếng Anh, AI hỗ trợ học viên tiếp cận với những phương pháp học tập được cá nhân hóa và có tính tương tác rất cao. AI phân tích chính xác được dữ liệu học tập của từng học viên để xác định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra lộ trình học tập phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi người. Các ứng dụng học tiếng Anh sử dụng AI cung cấp phản hồi tức thì về phát âm, ngữ pháp và từ vựng, giúp học viên nhận biết và sửa chữa sai sót ngay lập tức.
Ngoài ra, AI cũng tạo ra môi trường học tập tương tác thông qua các chatbot và trợ lý ảo, cho phép học viên thực hành giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên và duy trì đều đặn hơn. Không ít nền tảng AI cũng thường xuyên cập nhật nội dung mới và đa dạng, từ video, bài viết đến các bài tập luyện nghe và đọc nên hỗ trợ học viên tiếp xúc với nhiều ngữ cảnh sử dụng tiếng Anh khác nhau. Bằng cách cá nhân hóa trải nghiệm học tập và cung cấp các công cụ học tập tiên tiến, AI không chỉ nâng cao hiệu quả học tiếng Anh mà còn giúp học viên duy trì được động lực và sự hứng thú trong suốt quá trình học.
Ông Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân về việc học tiếng Anh theo phương thức truyền thống. Cụ thể, các thế hệ trước đây do không có điều kiện nên học tiếng Anh dựa trên sách giáo khoa và chú trọng ngữ pháp. Vì vậy, kỹ năng nghe – nói rất hạn chế do thiếu môi trường tương tác.
Song, hiện tại, với công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, việc học tiếng Anh với các bạn trẻ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
“AI và môi trường trực tuyến thực sự đã mang đến cho thế hệ trẻ nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tri thức mới và nâng cao năng lực tiếng Anh, bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu” – nhà báo Ngô Vương Tuấn nhấn mạnh.
Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia khẳng định, bên cạnh mặt tích cực, việc triển khai AI trong giáo dục đòi hỏi hạ tầng công nghệ hiện đại và chi phí đầu tư cao cũng có thể tạo ra sự chênh lệch về cơ hội học tập giữa các vùng, miền. Việc bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu học viên cũng đang là vấn đề lo ngại của nhiều người học khi thông tin cá nhân có thể bị thu thập và sử dụng không đúng mục đích.
Ngoài ra, mặc dù AI có khả năng cung cấp phản hồi chính xác về ngữ pháp và phát âm, nhưng nó vẫn còn hạn chế trong việc hiểu ngữ cảnh văn hóa và các sắc thái tinh tế của ngôn ngữ, điều mà giáo viên có thể làm tốt hơn. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy, phẩm chất và kỹ năng mềm cần thiết của học viên.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cả việc dạy và học tiếng Anh, song AI cũng có những hạn chế, thách thức nhất định. Trên thực tế, nhiều người cũng cho rằng, AI chỉ nên là công cụ hỗ trợ, chứ không thể thay thế hoàn toàn vai trò của giáo viên trong việc truyền đạt cảm xúc, động viên và tạo sự kết nối cá nhân với học viên. Hoặc sự phụ thuộc quá mức vào AI cũng đang dẫn tới những lo ngại việc học viên thiếu kỹ năng tư duy sáng tạo và giảm sút khả năng giải quyết vấn đề nếu quá dựa dẫm vào các công cụ công nghệ chỉ để có câu trả lời nhanh chóng.
Các đơn vị đồng hành cam kết mang đến chương trình đào tạo IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả, với đội ngũ 4 nhân tố (giảng viên, chủ nhiệm lớp, hội đồng chuyên môn, tư vấn viên giáo dục) kèm 1 học viên, phương pháp giảng dạy hiện đại và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo,... để hỗ trợ tối ưu cho quá trình học tập của học viên. Chương trình tích hợp ứng dụng công nghệ AI trong ưng dụng luyện nói ELSA Speak.
Ngoài việc được xét duyệt hỗ trợ học phí từ 50% đến tối đa 70%, học viên tham gia học bổng còn được đơn vị đào tạo thưởng khi đạt đầu ra chuẩn đầu ra IELTS từ 6.5+ khi thi tại IDP hoặc Hội đồng Anh), được hoàn phí khi học vượt trình độ, được hỗ trợ chi phí thi IELTS tại IDP,...
Không chỉ góp phần nâng cao kiến thức cho người trẻ, Chương trình học bổng E-International còn hỗ trợ kinh phí xây 3 nhà nhân ái cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao, thông qua Báo Tuổi Trẻ Thủ đô, nhằm mang đến nơi ở an toàn và ấm áp cho các em học sinh nghèo ở vùng cao, giúp các em có điều kiện sống và học tập tốt hơn.