(Hình ảnh minh họa số đếm trong tiếng Anh)
(Hình ảnh minh họa số đếm trong tiếng Anh)
(Hình ảnh minh họa số đếm trong tiếng Anh)
Số đếm được sử dụng trước các danh từ đếm được để thể hiện số lượng của chúng. Có thể kể đến một số ví dụ cụ thể dưới đây.
Trong cách sử dụng này, với các vật thể có từ 2 thứ trở lên, bạn cần sử dụng danh từ số nhiều bằng cách thêm “s/es” vào sau. Bạn có thể tìm hiểu thêm quy tắc thêm “s/es” trong bài viết về phần này của chúng mình tại Toeic123!
Đây là cách sử dụng phổ biến nhất mà số đếm được áp dụng trong tiếng Anh. Tùy theo các trường hợp cụ thể, số lượng có thể thay đổi nhưng không áp dụng các nguyên tắc trên. Đặc biệt không có mạo từ đi kèm trong trường hợp này.
Thứ hai, số đếm cũng được sử dụng nhiều trong các con số chỉ lượng như: trọng lượng, khối lượng, chiều cao, tiền tệ..... Sau đó, đi kèm với từng số đếm sẽ là các đơn vị cụ thể.
Bạn cần lưu ý như ở trên, với các số có trên 2, bạn cần thêm số nhiều vào từ chỉ đơn vị. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp nhất định, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu để đảm bảo ngữ pháp của chúng.
Ngoài ra, số đếm còn được sử dụng khi nói về tử số của phân số. Phần mẫu số của phân số thường sử dụng số thứ tự. Tham khảo các ví dụ dưới đây.
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
+ Đoản âm (gồm 3 chữ cái): a, i, u
+ Không phân nhóm (gồm 8 ký tự):
Với Phật giáo, trí tuệ phải đi đầu. Đức tin đưa quý vị đến đây, nhưng trong Bát Chánh Đạo không có đức tin ở trong, phải biết rõ ràng, phải làm thôi, thực hành thôi.
Cũng vậy, với người con Phật, cái gì cũng phải hiểu biết nên phải có sự truyền thừa. Mọi người đừng nghĩ bây giờ có sách vở, có internet sẽ lưu lại trí tuệ trong đó, nó chỉ lưu lại chữ thôi, không có trí tuệ đâu. Trí tuệ là phải học hỏi, phải nghe, phải truyền thừa như thế này. Chứ nếu cứ đem kinh sách ra mà đọc trong đó thì làm gì có trí tuệ ở trong, mà phải học, phải lưu truyền.
Hôm nay là khai giảng, để mọi người hiểu biết lợi ích như thế nào. Vì với người Việt hơi khó, vì Pali là ngôn ngữ mới với người Việt. Kinh là mình phải đọc bằng Pali, còn các tiếng khác chỉ là đọc nghĩa của kinh thôi, mà nghĩa của kinh không phải là kinh, còn đây là kinh – là kim ngôn của Phật.
Sư cũng đã nói, nếu như giáo pháp của Đức Phật chỉ có 1 vị duy nhất là vị giải thoát, thì ngôn ngữ Pali cũng có 1 vị duy nhất, là vị giải thoát, trong Pali không có vị kinh tế, không có vị trí tuệ, vị triết học. Chỉ có vị giải thoát. Giống như 1 người nghiên cứu Y khoa, mà không biết tiếng Pháp, tiếng Anh thì sao mà nghiên cứu sâu được.
Chúng ta là người con Phật, nhất là Phật giáo Theravada, muốn thiền vipassana, thiền tuệ để thấy được khổ, nhân sinh khổ mà không biết Pali thì làm sao đi sâu được. Nên muốn đi sâu phải biết Pali. Vì trong giáo pháp Pali chỉ có 1 vị duy nhất thôi, là vị giải thoát. Mình muốn giải thoát mà mình không nếm thì sao mà giải thoát. Nên mình xem lại, lâu nay mình tu hành bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp mà mình không giải thoát là vì thiếu cái gì? Thì đó là điều Sư muốn mọi người xét lại.
Sư luôn khẳng định rằng, Đức Phật không sinh ở Việt Nam, không sinh ở Trung Quốc, cũng không sinh bên Anh, nên Đức Phật không nói những ngôn ngữ đó, chỉ có ngôn ngữ Pali là gần nhất, bây giờ mình không biết nên nói là gần nhất thôi, giờ qua bên Ấn Độ họ vẫn dùng chung chung. Nên là người con Phật, ta nên tìm hiểu theo nguyện vọng mình về ngôn ngữ Pali, nếu muốn giải thoát khổ. Pháp học có vị của pháp vị, pháp hành có vị của pháp hành, mình nếm cho được vị trong đó. Pháp học làm nền tảng cho pháp hành, pháp hành làm căn bản cho nền tảng pháp học. Trong tam tạng được lưu truyền của Đức Phật, thì có 1 phần gọi là paritta. Ai mà đọc trong bộ Tập yếu, có 1 phần nói về paritta. Kinh này cũng có từ thời Đức Phật, chính Đức Phật khi bị bệnh, Ngài cũng gọi Ngài Cunda, là em của Ngài Sariputta tụng đọc cho Ngài nghe.
Và Sư khuyên mọi người, khi mình bị bệnh, nếu mình có nghe kinh, có học kinh, có nghiên cứu về kinh thì khi bị bệnh mình có thể nhờ những người bạn mình đọc lại cho mình nghe, mọi người sẽ thấy sự khác biệt, thấy vị làm cho mình thay đổi sắc pháp này.
Hôm nay Sư cũng nói để mọi nguời hiểu, có tinh thần, không nói nhiều đâu.
Muốn diệt phiền não là phải học Pali. Thường ngôn ngữ đi đôi với dân tộc, ví dụ dân tộc Việt có ngôn ngữ Việt, dân tộc Hán có ngôn ngữ Hán. Ngôn ngữ Pali thì chỉ có khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, thời Phật Độc Giác cũng không có, nên không có ngôn ngữ nào thay thế Pali để diễn đạt chân lý Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, hay diễn đạt Sự Thật Về Khổ, Nhân Sinh Khổ, về Thập Nhị Nhân Duyên, về Khandha… Có như vậy Đức Phật Toàn Giác mới xuất hiện mang lại lợi ích cho mình là vậy.
Ngôn ngữ này hiện nay có 4 hạng người có thể dùng:
Thứ nhất là Đức Phật Toàn Giác dùng, dựa vào ngôn ngữ gốc Magadhi của dân tộc Magadha. Ngày xưa, ngôn ngữ này phổ thông ở Trung Ấn Độ, nên mọi người dùng chung, dùng chung cho cả kinh tế, chính trị, thơ văn… Nên không thể diễn tả được về giải thoát. Nhưng mà Đức Phật dùng ngôn ngữ này về, sắp xếp lại, có nhân có quả, có giới có định có tuệ, có khổ, có nhân sinh khổ, có paramatha sự thật hiển nhiên ở trong đó để diễn tả ra cho chúng sinh, gọi là ngôn ngữ Pali. Tức là, lấy ngôn ngữ phổ thông, để diễn đạt lại cho chúng sinh tu hành giác ngộ được, ngôn ngữ này gọi là Pali. Thực ra trước ngôn ngữ Pali cũng có một ngôn ngữ dùng rất lâu rồi, mọi người cũng biết, đó là ngôn ngữ Sanskrit – ngôn ngữ này cũng đặc biệt chỉ dành cho người quý tộc dùng trong cúng tế, gọi là 3 bộ Veda – không dùng trong làm ăn, kinh tế, chính trị ngoài đời, chỉ dùng để ca ngợi chư thiên, cúng tế… Còn Pali là Đức Phật lấy ngôn ngữ gốc Magadhi về để diễn tả lại ra Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Khandha, paramatha…
Hạng thứ 2: Ngôn ngữ này Đức Phật dạy rằng phổ thông cho chư thiên, phạm thiên. Chư thiên, phạm thiên của dân tộc nào khi sinh lên thì họ còn nhớ ngôn ngữ dân tộc đó là đương nhiên, còn lên đây họ có 1 ngôn ngữ phổ thông để trao đổi với nhau. Đức Phật cũng dạy rằng, loài người khi mới sinh hình thành trên trái đất này, họ cũng dùng ngôn ngữ Pali, vì họ từ phạm thiên xuống. Sau này vì lâu ngày xa cách, họ dùng các ngôn ngữ khác.
Hạng thứ 3: đó là những người sinh ở nơi mà không nghe 1 tiếng giun, tiếng dế, tiếng thú vật, tiếng gì hết. Họ sinh ở đấy thì ngôn ngữ đầu tiên họ dùng là ngôn ngữ Pali.
Hạng thứ 4: Trong Phật giáo Theravada này cũng dùng chung 1 ngôn ngữ Pali. Có điều đặc biệt nên Chư Tăng, Phật tử hay bất cứ ai khi dùng ngôn ngữ Pali này, về tôn giáo đều có thể dùng chung với nhau được, mặc dù khẩu ngữ, phương ngữ có thể khác nhau chút, nhưng có thể hiểu nhau được (như cùng là tiếng Việt nhưng người Bắc, người Trung, người Nam nói cũng khác khác nhau). Và ngôn ngữ Pali này chỉ dùng trong vấn đề thực hành phạm hạnh với nhau, thực hành những điều cao thượng (thọ tam quy, ngũ giới, hành thiền định, thiền tuệ, tạng luật…).
Cho nên chúng ta nên tìm hiểu Pali, vì với Phật giáo Theravada là giáo pháp của Đức Phật, mọi người đều có quyền thừa hưởng như nhau, không phân biệt người này quy y Phật hay không, có xuất gia hay không, khi hành được quả báu như nhau; thứ 2, trong dhamma không che dấu, không mật ngữ, rất rõ ràng, mọi người có thể tự tìm hiểu.
Ngôn ngữ Pali không có nhiều, chỉ có 41 mẫu tự, ai học hết 41 mẫu tự này thì người đó đọc được Tam Tạng Pali.
Có 2 cách phát ra âm thanh, 1 từ tâm, 2 từ thời tiết. Ví dụ, Sư đang nói là nói ra từ tâm. Còn âm thanh quý vị đang nghe là phát ra từ thời tiết, từ sự nóng lạnh, âm dương ở trong máy mới phát ra, loa nào cũng có nam châm, nam châm có 2 cực nóng lạnh, thời tiết chính là nóng lạnh (thời tiết tiếng Pali là Utu). Tại sao có gió? Do nóng lạnh. Sao có bão? Do nóng lạnh. Sao có mưa? Do nóng lạnh cả. Nên Utu trong Phật giáo là nóng lạnh.
Âm thanh mình phát ra từ lời nói là từ tâm. Ngày xưa các Ngài chia ra 2 cái, là nơi phát ra âm thanh và nhân để phát ra âm thanh. Ví dụ: cây đàn có dây đàn, dùng tay để gảy đàn, thì tay là nhân sinh ra tiếng đàn, còn tiếng phát ra từ dây đàn.
Trong hình này, cũng có nơi để phát ra âm thanh, và nhân để phát ra âm thanh.
Trong Phật giáo, có 6 nơi để phát ra âm thanh, và cũng có 6 nhân để phát ra âm thanh.
Cái khó của người Phật giáo Theravada là sợ ngôn ngữ Pali, đừng có sợ. Bởi vì Pali bây giờ khó, thì sau này cũng khó, không có dễ hơn, thứ 2 nữa, giờ minh mẫn không học, đợi vài năm nữa già mới học sao? Nên bây giờ là thời điểm tốt nhất để học.
Ngôn ngữ Pali rất dễ học, quan trọng mình có cố gắng (chanda), quyết tâm học hay không. Chỉ cần mong muốn (chanda) là thành tựu 1 nửa rồi. Đức Phật từng dạy chanda là 1 trong những pháp thần thông của con người mình.
(Lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật do Sư Hộ Giới giảng dạy năm 2021, phần text được Mr. Vũ Thái Bình tốc ký)
Bạn đã biết về số đếm tiếng Anh từ 1 đến 20 chưa? Sự khác biệt giữa số đếm trong tiếng Anh và số thứ tự là gì? Cách sử dụng của số đếm tiếng Anh từ 1 đến 20 là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây với Toeic123!