Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Nhật

Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Nhật

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.

Đối tượng được nhận trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp là người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険 hoặc 失業保険), đã có thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu 1 năm tính đến thời điểm nghỉ việc. Trong 1 năm đó, người lao động phải có ít nhất 6 tháng làm việc với số ngày làm việc từ 14 ngày trở lên mỗi tháng.

Điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện đầu tiên để nhận trợ cấp là bạn phải đang trong tình trạng thất nghiệp. Theo định nghĩa của Hello Work, “thất nghiệp” nghĩa là “không có việc làm, mặc dù luôn tích cực tìm kiếm và sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào”. Do đó, nếu bạn tìm được việc ngay sau khi nghỉ hoặc không có ý định tìm việc, bạn sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp.

Theo quy định, những người thuộc các trường hợp sau sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vẫn có thể có ngoại lệ. Vì vậy, hãy liên hệ với Hello Work có thêm thêm thông tin chi tiết.

Học sinh học ban ngày, hoặc những trường hợp tương tự, những người chuyên tâm cho việc học

Những người làm công việc của gia đình và không thể làm việc khác

Những người bắt đầu kinh doanh, hoặc chuẩn bị tự kinh doanh (Trong thời gian hoạt động tìm việc, những người chuẩn bị hoặc và tìm hiểu lập nghiệp cũng có thể xét hưởng trợ cấp)

Những người đã xin được công việc tiếp theo.

Những người chỉ muốn làm việc ngắn hạn và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Những người đang đứng tên kinh doanh

Những người đang là nằm trong danh sách lãnh đạo của một công ty. (bao gồm cả những lãnh đạo trên danh nghĩa hoặc có kế hoạch sẽ đảm đương nhiệm vụ).

Những người đang đi làm hoặc đang lao động (bao gồm cả thời gian thử việc).

Nhân viên thời vụ, nhân viên làm thêm (Lưu ý : Trong trường hợp đi làm không tới 20 tiếng một tuần, cần phải trình báo những ngày đã đi làm, số tiền thu nhập, những ngày thất nghiệp khác có thể sẽ được nhận trợ cấp cơ bản).

Những người xin việc, thôi việc nhiều lần tại một nơi làm, hoặc những người có ý định xin việc lại tại nơi làm cũ

Điều kiện thứ hai là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp phải dài hơn một mức nhất định. Và dài hơn bao nhiêu tháng còn tùy thuộc vào lý do nghỉ việc của bạn.

Thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc

12 tháng trở lên trong hai năm trước ngày nghỉ việc

Hoàn cảnh cá nhân (không thể gia hạn hợp đồng, sinh con, bệnh tật,…)

Ít nhất 6 tháng trong 1 năm trước ngày nghỉ việc

Số ngày người lao động được nhận trợ cấp

Thời gian được nhận trợ cấp sẽ được căn cứ vào nguyên nhân, độ tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp nghỉ việc do phía công ty (会社都合退職)

Đối tượng được chia làm 2 nhóm, thời gian phụ thuộc vào độ tuổi và số năm tham gia bảo hiểm, cụ thể như bảng dưới đây:

Trường hợp nghỉ việc do phía người lao động (自己都合退職)

Đối tượng là người bình thường thì số ngày nhận trợ cấp được quy định chung dựa theo số năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng là người bị thương tật, gặp khó khăn trong xin việc 就職困難者, số ngày nhận trợ cấp được chia các mốc dựa theo độ tuổi và số năm tham gia bảo hiểm, cụ thể như sau:

Về nguyên tắc, thời gian có thể nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ khoảng 1 năm tính từ ngày nghỉ việc. Tuy nhiên có thể gia hạn thêm thời gian nhận trợ cấp nếu thuộc 1 trong các đối tượng sau:

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, sinh nở hoặc nuôi con nhỏ (dưới 3 tuổi)

Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp đang gặp vấn đề về sức khỏe (bị thương, ốm đau, bệnh tật)

Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp đang phải chăm sóc người thân trong gia đình

Ra nước ngoài theo hình thức tình nguyện hoặc theo vợ/chồng ra nước ngoài làm việc

Số tiền trợ cấp cơ bản theo ngày được tính dựa trên mức lương trung bình trong 6 tháng trước khi nghỉ việc, chia cho 180 (tương đương mức lương trung bình theo ngày).

Số tiền này sau đó được nhân với hệ số từ 50% đến 80%, tùy vào mức lương cơ bản, với tỷ lệ trợ cấp cao hơn dành cho những người có lương cơ bản thấp. Đối với người lao động từ 60 đến 64 tuổi, hệ số sẽ nằm trong khoảng 45% đến 80%.

Lưu ý: Tổng tiền lương này không bao gồm cả tiền thưởng.

Tuy nhiên, số tiền trợ cấp nhận được trong 1 ngày không vượt quá 1 mức nhất định được quy định như sau:

Số tiền trợ cấp cơ bản tối đa 1 ngày

Quy trình đăng ký nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản như thế nào? Để nhận được trợ cấp thất nghiệp ở Nhật, người lao động cần phải định kỳ đến Hello Work và thực hiện 2 việc sau trong quy trình đăng ký:

Theo đó, lần đầu tiên đến làm thủ tục và tham gia 1 buổi setsumeikai (説明会) tại Hello Work sẽ mất thời gian khoảng 1 tiếng rưỡi, còn những lần sau sẽ chỉ mất 1 ít thời gian.

Đến Hello Work (Trung tâm ổn định nghề nghiệp chung) tại địa phương nơi đang sống để làm thủ tục “Quyết định tư cách nhận trợ cấp” và “Đăng ký tìm việc làm”. Tại đây bạn sẽ điền các thông tin lên phiếu đăng ký tìm việc làm mới và nộp các giấy tờ cần thiết. Nhân viên tại đây sẽ xem xét xem bạn có đủ điều kiện để nhận trợ cấp hay không.

Bước 2: Tham gia buổi hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp

Nếu được xác nhận đủ điều kiện, bạn sẽ tham gia một buổi hướng dẫn về bảo hiểm việc làm. Tại đây, bạn sẽ nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Lưu ý là nếu không tham gia buổi hướng dẫn, bạn sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp.

Bước 3: Nhận giấy xác nhận thất nghiệp

Cứ sau 4 tuần kể từ ngày tham gia buổi hướng dẫn nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn phải đến Hello Work vào ngày quy định để được xác nhận là vẫn đang thất nghiệp. Trong thời gian này, bạn phải tích cực tham gia hoạt động tìm việc tối thiểu 2 lần mỗi tháng, cụ thể như nghe tư vấn nghề nghiệp, nhận giới thiệu việc làm,… tại quầy tư vấn của Hello Work.

Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày kể từ khi xác nhận tình trạng thất nghiệp, khoản trợ cấp sẽ được chuyển vào tài khoản đã đăng ký. Bạn sẽ phải lặp lại quy trình đến Hello Work 1 tháng/lần để xác nhận đang thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp và kết hợp với tìm việc mới cho đến khi bạn có việc làm mới hoặc hết thời gian nhận trợ cấp.

Khi đăng ký xin nhận trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản, cần lưu ý một số điều như sau:

Chỉ nộp đơn xin đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã nghỉ việc, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong một năm qua và chưa tìm được việc làm mới.

Nếu tìm được công việc mới (kể cả làm part time) trong quá trình nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn phải thông báo ngay với trung tâm Hello Work. Nếu bị phát hiện gian lận khi đã tìm được việc mà vẫn nhận trợ cấp, bạn sẽ phải đền bù lại cho phía bảo hiểm số tiền gấp đôi số tiền trợ cấp đã nhận được, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc xin visa sau này của bạn.

Bạn nên lập tức tiến hành thủ tục xin trợ cấp ngay sau khi nghỉ việc, bởi nếu để lâu thì việc tiếp nhận hồ sơ sẽ khá là khó khăn.

Nếu bạn chưa nhận được "Giấy chứng nhận đã nghỉ việc của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp" hãy liên hệ với công ty cũ để yêu cầu.

Khi nhận được giấy chứng nhận, cần kiểm tra kỹ mục Lý do thôi việc. Một số trường hợp đến từ “Hoàn cảnh phía công ty” nhưng có trường hợp công ty lại đánh dấu là do “Hoàn cảnh bản thân”. Có thể phía công ty sẽ viện cớ và nói dối bạn là: Nếu đánh dấu do “Hoàn cảnh phía công ty” thì sẽ khó tìm việc mới”. Hãy cẩn trọng với những trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của mình.

Nếu bạn chủ động nói “Tôi muốn nghỉ việc” lý do sẽ được ghi là “Hoàn cảnh bản thân”

Nếu công ty yêu cầu bạn nghỉ, lý do sẽ là “Hoàn cảnh phía công ty”

Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động duy trì cuộc sống ổn định trong thời gian khó khăn, đồng thời tạo động lực cho họ nhanh chóng tìm việc làm mới. Thông qua quy trình hỗ trợ từ Hello Work, người lao động có thể an tâm rằng quyền lợi của mình được bảo vệ khi tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và quy định. Tuy nhiên, để quá trình nhận trợ cấp thuận lợi và tránh các rủi ro pháp lý, người lao động cần hiểu rõ các điều kiện, quy trình thủ tục và cung cấp thông tin chính xác về tình trạng tìm kiếm việc làm. Chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đầy đủ sẽ giúp người lao động an tâm vượt qua giai đoạn khó khăn và sẵn sàng cho những cơ hội nghề nghiệp mới.

Bạn cần hỗ trợ dịch các thông báo các thông báo từ Văn phòng Thành phố?

Quản lý toàn bộ thư từ Nhật Bản của bạn với dịch vụ thư ảo song ngữ hàng đầu tại Nhật Bản. Bắt đầu chỉ với $25 một tháng. ✨

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hải Phòng.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH Thành Phố Hải Phòng' hoặc 'haiphong.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

Giấy phép số 195/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 2/05/2008

Thất nghiệp, dù được quan niệm theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng đều để lại những hậu quả khôn lường về kinh tế và xã hội cả giác độ cá nhân và toàn bộ nền kinh tế. Về mặt xã hội, thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động.

Do tác động của dịch Covid-19, theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với hàng chục triệu doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc phá sản, toàn thế giới có thể có thêm 25 triệu lao động sẽ bị mất việc làm, phải hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, với số thất nghiệp có sẵn 188 triệu người thì có thể có  từ 193 đến 213 triệu người thất nghiệp tính đến cuối năm 2020. Cũng theo tính toán của ILO, các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn diện của Chính phủ các nước nhằm ngăn chặn lây lan của Covid-19, nhưng  đã ảnh hưởng tới 2,7 tỷ người lao động, tức 81% lực lượng lao động toàn cầu. Bản báo cáo nhanh mới được ILO công bố  cho thấy số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý II năm nay, tương đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian. Do tác động của Covid-19, các doanh nghiệp sẽ giảm nhu cầu sử dụng lao động, giảm giờ làm, kéo theo là nhiều triệu lao động bị thất nghiệp và bị mất đi nguồn thu nhập lớn. Ước tính, toàn thế giới, người lao động sẽ bị giảm thu nhập khoảng từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Khi thu nhập giảm, sức mua sẽ giảm, sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động ngược trở lại tới triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp và các nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra với thực hiện BHTN

Dịch Covid-19 để lại hệ lụy nặng nề về mặt xã hội, thậm chí còn lâu dài hơn hệ lụy đối với kinh tế. Các nhà tâm lý học Mỹ đã phân tích mức độ căng thẳng về tinh thần của con người qua một số sự kiện thì thấy rằng mất việc làm gây ra căng thẳng thần kinh người lao động chỉ xếp thứ ba sau sự kiện vợ/chồng chết và bị đi tù. Thất nghiệp dẫn đến suy giảm rất lớn cả về thể chất lẫn tâm sinh lý, gây ra rất nhiều chứng bệnh xã hội như trầm cảm, nghiện hút, nghiện rượu,... từ đó gây ra các hậu quả xã hội khác như nạn bạo lực, bất mãn xã hội, tan vỡ cấu trúc dân số, cấu trúc gia đình... Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn. Hậu quả, Nhà nước lại phải tăng các chi phí cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Như đã nêu trên, Covid-19 đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, gia tăng người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, cần hiểu rõ bản chất của thất nghiệp thì mới ứng phó hiệu quả.Vậy thất nghiệp là gì và ai được gọi là người thất nghiệp? Vấn đề tưởng rất đơn giản nhưng lại được lý giải chưa được đồng nhất. Theo ILO “Thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” (ILO, 1952).

Trong các chỉ tiêu thống kê Việt Nam, khái niệm “người thất nghiệp”, được hiểu là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc. Như vậy, người nào chưa hội đủ 03 yếu tố này, chưa chắc đã được coi là người thất nghiệp và lẽ đương nhiên họ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp (kể cả đã tham gia BHTN hay không).Khái niệm này của Việt Nam khá tương đồng với khái niệm của ILO về người thất nghiệp. Cũng theo cách hiểu trên, người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do: - Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu; - Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất; - Đang trong thời gian nghỉ thời vụ; - Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời. Khi người lao động bị thất nghiệp, Nhà nước phải chi trả các trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, chi trả trợ cấp thất nghiệp thế nào hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Nếu Chính phủ thiết kế các mức trợ cấp cao dễ làm gia tăng thì tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thời gian người lao động đi tìm việc, do người lao động ỷ lại vào trợ cấp thất nghiệp, không tích cực tìm việc. Điều này lại làm thị trường lao động sẽ diễn biến phức tạp hơn, đồng thời làm tăng thêm “gánh nặng” của Quỹ BHXH và BHTN. Ngược lại, khi mức trợ cấp thất nghiệp thấp, người lao động tuy có tích cực đi tìm việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm đi, nhưng những người thất nghiệp lại có nguy cơ rơi vào cảnh túng quẫn hơn do số tiền trợ cấp thất nghiệp không giải quyết được vấn đề kinh tế của bản thân và gia đình người lao động. Vì vậy, cân bằng được hai yếu tố Kinh tế và Xã hội luôn là bài toán nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách. Để giảm bớt số người thất nghiệp và hạn chế hậu quả của thất nghiệp, các nhà kinh tế lao động đề ra hai nhóm giải pháp sau: -  Nhóm giải pháp tích cực: Đó là các giải pháp nhằm tác động vào thị trường lao động, để tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Liên quan đến các giải pháp này là vấn đề đầu tư để phát triển kinh tế thông qua các dự án phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể nói đầu tư là biện pháp tích cực nhất để tăng số chỗ làm việc trong nền kinh tế. Tuy nhiên để đầu tư tốt cần phải có môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện luật pháp, chính sách ưu đãi đầu tư,... Ngoài ra, để hấp thụ đầu tư, cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để nâng cao chất lượng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Khi người laođộng đã tích lũy được vốn (vốn con người), họ sẽ tích cực tham gia vào thị trường lao động. - Nhóm giải pháp thụ động: Đây là nhóm giải pháp hỗ trợ người lao động, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia được vào thị trường lao động hoặc có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. BHTN là một trong các biện pháp hỗ trợ này. BHTN, một mặt hỗ trợ cho người lao động khi họ bị mất việc làm thông qua các trợ cấp thất nghiệp; mặt khác, BHTN tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Theo Luật Việc làm (2014), BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Bản chất của BHTN là hỗ trợ người lao động cả về tài chính và/hoặc các điều kiện vật chất khác trong thời gian mất việc làm nhằm tạo điều kiện cho họ nhanh trở lại với thị trường lao động. Phần bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm (thất nghiệp) được gọi là trợ cấp thất nghiệp. Theo Công ước 102 của ILO (1952), trợ cấp thất nghiệp là một hình thức BHXH nhằm đảm bảo chi trả một khoản trợ cấp tối thiểu trong một thời gian giới hạn cho những cá nhân bị thất nghiệp mà không do lỗi của họ, gây ra việc mất thu nhập mà họ và gia đình họ dựa vào đó.  Như vậy, có thể thấy trợ cấp thất nghiệp chỉ là một trong những hỗ trợ (về tài chính) của BHTN và cũng chỉ những người có tham gia BHTN (đóng góp vào Quỹ BHTN) thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Đây có thể nói là có sự “đan chéo” về mặt về mặt pháp lý. Ở  một số nước, đôi khi trợ cấp thất nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH; trong khi đó ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam, trợ cấp thất nghiệp lại được điều chỉnh trong Luật Việc làm. Vì vậy, trong thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động cần làm rõ trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ thất nghiệp. Người lao động tham gia BHTN có thể được hưởng cả trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ thất nghiệp, nhưng những người không/chưa tham gia BHTN (nhất là lao động tự làm, lao động ở khu vực phi chính thức) thì cần và sẽ được hưởng tiền hỗ trợ thất nghiệp từ các gói trợ giúp của nhà nước. Ở Việt Nam, song song với các gói hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì sản xuất, Chính phủ đã có gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ để hỗ trợ các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó có nhóm đối tượng bị thất nghiệp. Đây chính là những hỗ trợ, như đã nêu trên, là tiền hỗ trợ thất nghiệp mà người lao động đã hoặc chưa tham gia BHTN đều có thể được thụ hưởng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, để hỗ trợ người lao động một cách bền vững khi có những biến cố như Covid-19 và những trường hợp tương tự, rất cần thiết xây dựng hệ thống BHTN vững mạnh. Ngoài trợ cấp thất nghiệp cần rất chú trọng hỗ trợ đào tạo lại, đào tạo nghề nghiệp mới và giới thiệu việc làm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Việc này cần được làm thường xuyên, có tính hệ thống, tạo khả năng thích ứng cho người lao động chứ không chỉ là việc làm nhất thời.   Về mặt pháp luật, cần khắc phục tình trạng “đan chéo” giữa hai luật như hiện nay. Trợ cấp thất nghiệp phải là một hình thức trợ cấp BHXH và nên được điều chỉnh bởi Luật BHXH và thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ. BHTN chỉ nên tập trung vào những vẫn đề hỗ trợ thất nghiệp, trong đó đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại cho người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy đào tạo nghề tại chỗ (On the Job Training) tại doanh nghiệp để nhanh chóng đào tạo lại nghề cho doanh nghiệp, nhằm giữ chân lao động, giảm thiểu việc sa thải lao động trong thời kỳ này, đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp sau những biến cố. Bên cạnh đó, về mặt quản lý, cần nâng cao chất lượng hệ thống đăng ký, theo dõi người thất nghiệp để vừa đảm bảo quyền lợi cho người hưởng trợ cấp, đồng thời ngăn chặn được tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Tài liệu tham khảo 1. GSO (2020), Tình hình kinh tế -  xã hội Quý I/2020. 2. ​ILO (2020), Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp”, Genevo 3. Popp, A. (2017), Unemployment Insurance in a three State Model of the labor Market, Journal of Monetary Economics. 4. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội. 5. Samuelson (1991), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế.

Nguồn: tapchibaohiemxahoi.gov.vn