KIẾN TRÚC NHÀ TRANH đã thực hiện rất nhiều các dự án xây nhà trọn gói trên mọi miền đất nước và được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và đặc biệt là luôn minh bạch về cách tính chi phí xây dựng trong quá trình triển khai các dự án này. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị cách tính chi phí xây dựng một ách chung nhất hiện được áp dụng tại thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh…và nhiều tỉnh thành khác. Có hai phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biển
KIẾN TRÚC NHÀ TRANH đã thực hiện rất nhiều các dự án xây nhà trọn gói trên mọi miền đất nước và được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và đặc biệt là luôn minh bạch về cách tính chi phí xây dựng trong quá trình triển khai các dự án này. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị cách tính chi phí xây dựng một ách chung nhất hiện được áp dụng tại thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh…và nhiều tỉnh thành khác. Có hai phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biển
Bước đầu tiên, khi chủ đầu tư đã có bản thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh sẽ yêu cầu nhà thầu bóc tách dự toán chi tiết công trình. Bóc tách khối lượng xây dựng công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế(thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công) hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Như vậy dựa trên quy mô công trình mà dự toán được lập một cách chi tiết.
Ảnh: Hình ảnh thi công công trình tại Hà Nội
Ảnh: Hình ảnh thi công công trình tại Từ Liêm
Cách tính chi phí xây nhà này có ưu điểm là tính cụ thể chính xác, cho phép gia chủ chủ động và hạn chế được mức thấp nhất các rủi ro về kinh tế. Đây cũng chính là lí do khiến cách này vẫn được coi là cách tính chi phí xây dựng nhà ở chính xác nhất. Tuy nhiên thực tế nếu chủ đầu tư không am hiểu về chi phí vật tư cũng như cách tính nhân công xây dựng thì phương pháp này gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc đọc hiểu và triển khai thực hiện, đặc biệt là những chủ đầu tư không có điều kiện giám sát thi công đối với nhà thầu xây dựng.
Công ty Cổ phần kiến trúc và đầu tư xây dựng Nhà Tranh Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và thi công xây dựng trọn gói các hạng mục nội ngoại thất nhà phố, biệt thự, chung cư…theo phong cách cổ điển và hiện đại sang trọng, đẳng cấp.
Một công trình thiết kế cần có sự kết hợp hài hòa các yếu tố công năng sử dụng và phong thủy, phù hợp với nhiều diện tích khu đất khác nhau. Những mẫu thiết kế do KIẾN TRÚC NHÀ TRANH thiết kế luôn được tính toán kỹ lưỡng mang lại không gian sống tốt nhất cho người sử dụng, phù hợp với yếu tố khí hậu vùng miền, bản sắc địa phương cũng như cá tính của gia chủ. Tất cả những yếu tố đó được cô đọng và thổi hồn vào từng công trình thiết kế cũng như các công trình xây dựng khác.
Chúng tôi là KIẾN TRÚC NHÀ TRANH – đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và thi công hoàn thiện các công trình ngoại thất và nội thất như thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố, thiết kế sân vườn tiểu cảnh, nội thất văn phòng, chung cư, nhà hàng, khách sạn…và nhiều hạng mục công trình khác. Các bạn có thể tham khảo một số dự án nhà phố, biệt thự và nội thất mà chúng tôi đã thực hiện. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0904.799.796 và email: [email protected] để được tư vấn và đăng ký thiết kế nhà đẹp.
Phương châm làm việc của KIẾN TRÚC NHÀ TRANH
Qua quá trình tư vấn thiết kế xây dựng và thi công trọn gói hàng trăm công trình trên khắp mọi miền đất nước, chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều chủ đầu tư còn bối rối trong việc lập kế hoạch về kinh tế cũng như bản dự trù chi phí trước khi tiến hành xây dựng, sở dĩ như vậy do chủ đầu tư còn chưa rõ về cách tính chi phí xây nhà ở và cách báo giá của đơn vị thiết kế thi công xây dựng. Thấu hiểu được khó khăn và nhu cầu của chủ đầu tư, bên cạnh tư vấn thiết kế và tư vấn phong thủy xây dựng, chúng tôi cũng chia sẻ về cách tính chi phí xây nhà cũng như giới thiệu quy trình xây dựng trọn gói để gia chủ có thêm thông tin tham khảo trước khi lập kế hoạch xây nhà. Những chia sẻ dưới đây đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của KIẾN TRÚC NHÀ TRANH cũng như tổng hợp thông tin từ những đơn vị thiết kế thi công đối tác, đồng nghiệp rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp của mọi người.
Để đơn giản hóa bài toán tính cách chi phí xây nhà và giúp chủ đầu tư có thể khái quát tổng thể về mặt chi phí xây dựng căn nhà nhanh chóng, hiện nay các đơn vị thiết kế và thi công xây dựng đang áp dụng cách tính chi phí xây nhà theo mét vuông xây dựng. Cách tính này dựa trên những kinh nghiệm tính toán chi phí thi công xây dựng của các nhà thầu và coi đây là mức giá khái toán xây dựng, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây để cho khách hàng có thể tham khảo và tự tính chi phí sơ bộ trước khi chuẩn bị xây nhà.
Ảnh: Công trình thi công hoàn thiện biệt thự khu vực tây nam Linh Đàm
Để khách hàng dễ hình dung cách tính chi phí xây dựng, chúng tôi xin đưa ra đây một số ví dụ để tham khảo.
Hiện nay, đơn giá xây dựng nhà phố và nhà biệt thự tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận như sau:
Các cách tính chi phí theo mét vuông được các đơn vị thiết kế thi công áp dụng 1 trong các cách sau:
Ví dụ: Quy mô công trình nhà phố 3 tầng mặt tiền 5m, sâu 20m
Diện tích 1 sàn là 5 x 20 = 100m2
Móng tính 50% đơn giá xây thô/m2 = 2.800.000đ x 50% x 100m2 = 140.000.000đ.
Diện tích sử dụng 100m2 x 3 tầng = 300m2 x 4.500.000đ = 1.350.000.000đ.
Tổng giá thành xây dựng là: 140.000.000đ + 1.350.000.000đ = 1.490.000.000đ (Một tỷ bốn trăm chín mươi triệu đồng).
Ví dụ: Quy mô công trình nhà phố 3 tầng mái chéo bê tông cốt thép, mặt tiền 5m, sâu 20m.
Cách tính giá là: 300m2 sử dụng + phần mái BTCT 30%/đơn giá + chi phí móng băng 25%/đơn giá xây thô.
Diện tích 1 sàn là 5 x 20 = 100m2
Móng tính 25% đơn giá xây thô/m2 = 2.800.000đ x 25% x 100m2 = 70.000.000đ.
Diện tích sử dụng 100m2 x 3 tầng = 300m2 x 4.500.000đ = 1.350.000.000đ.
Sân thượng mái bê tông cốt thép (mái chéo) tính 30% đơn giá/m2 là: 4.500.000đ x 30% x 100m2 = 135.000.000đ
Tổng giá thành xây dựng là: 135.000.000đ + 1.350.000.000đ + 70.000.000đ = 1.555.000.000đ (Một tỷ năm trăm năm mươi năm triệu đồng).
Ví dụ: Quy mô công trình nhà phố 3 tầng mái chéo bê tông cốt thép, mặt tiền 5m, sâu 20m, đua 2 ban công sâu 1,2m
Như vậy cách tính diện tích xây dựng như sau:
Móng băng: 5 x 20 x 30% = 30 m2
Diện tích sử dụng: 5 x 20 x 3 x 100% = 300m2
Ban công: 5 x 1,2 x 70% x 2 = 8,4 m2
Mái chéo bê tông cốt thép: 5 x 21,2 x 30% = 31,8 m2
Tổng diện tích xây dựng: 30 + 300 + 8,4 + 31,8 = 370,2 m2
Trên đây là các cách tính chi phí xây nhà được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế cũng như tham khảo các đơn vị đối tác và đồng nghiệp của chúng tôi, hi vọng sau khi nghiên cứu những nội dung chia sẻ trên, quý khách hàng có những thông tin hữu ích để có thể lập kế hoạch kinh tế cũng như dự trù chi phí trước khi tiến hành xây nhà.
Theo kinh nghiệm xây nhà trọn gói của chúng tôi thì một số chủ đầu tư thường chỉ quan tâm đến giá xây dựng mà ít để tâm đến vật liệu hoàn thiện hoặc đơn giá đó có phù hợp với loại hình công trình mình hướng đến không. Do đó, lời khuyên chúng tôi đưa ra cho cho quý vị đó là: ngôi nhà đẹp có hàng trăm chủng loại vật tư và hàng ngàn chi tiết nhỏ, chúng ta nên cân nhắc đơn giá xây dựng/m2 với vật liệu và tiến độ để có được công trình mỹ mãn nhất.
Đơn giá trên chỉ mang tính tham khảo để bạn đọc dễ hình dung, do vậy để có được đơn giá chính xác, quý vị vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 0904.799.796 hoặc email [email protected] để được tư vấn cụ thể và báo giá chính xác cho ngôi nhà của bạn. Trân trọng!
Dịch vụ thiết kế sân vườn tiểu cảnh
Dịch vụ thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh
Đã có rất nhiều nghiên cứu về phẩm chất, tính cách của người Nghệ. Có lẽ nhiều người tâm đắc với Giáo sư Vũ Ngọc Khánh: Trong mỗi con người Nghệ đều có bốn đặc điểm: Có lý tưởng trong tâm hồn; có sự trung kiên trong bản chất; có sự khắc khổ trong sinh hoạt; có sự cứng cỏi trong giao lưu.
Nói đến người Nghệ, người ta thường dùng từ: Đoàn kết, gan góc, quyết liệt, cần cù, tiết kiệm, thẳng thắn, chân thành, chung thủy, hiếu học,... Nói khách quan, những đức tính này không chỉ có ở người Nghệ. Nhưng hình như ở người Nghệ được thể hiện cao hơn, đậm nét hơn. Khi đã yêu nước, căm thù giặc thì họ dám xả thân. Khi đã yêu thì yêu đến kiệt cùng, quên cả bản thân mình. Khi đã hiếu học thì trở thành “đạo học”,...
Bên những cái hay, cái tích cực, những biểu hiện “cực đoan” như vậy có khi lại trở thành những điểm hạn chế. Thẳng thắn quá thì cứng nhắc. Quyết liệt quá thì cực đoan. Cần kiệm quá đến mức thì khổ hạnh, kẹt xỉn. Khảng khái quá thì bảo thủ, gàn bướng. Đoàn kết quá thì dễ kết bè, kéo cánh, cục bộ hẹp hòi,... Không ít những trường hợp gây hiểu nhầm hoặc sự khó chịu, mất lòng với người khác, cộng đồng khác, thậm chí lại mang tiếng xấu, thiệt thòi cho cả cộng đồng Nghệ.
Tôi không phải là nhà nghiên cứu. Nhưng sinh ra, lớn lên trong cộng đồng, qua sách vở, nghe kể chuyện thì ngay ở quê mình cũng đã thấy nhiều nhân vật, câu chuyện thể hiện đậm đặc tính cách ấy.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Bình sinh ra trên vùng quê “Trai Cát Ngạn”, là người có trí thông minh hơn người. Ông đậu Tiến sĩ năm 1768, được ghi tên vào bia Văn miếu Quốc tử giám. Sau khi đậu Tiến sỹ, ông được vua ban cấp lộc điền ở quê nhà để thu hoa lợi. Thương dân cực khổ, ông không giành phần ruộng màu mỡ cho mình mà chọn vùng đất Triều Sơn – là ngọn đồi chỉ toàn sỏi đá và vùng bãi nhỏ hẹp làm đất lộc điền. Người dân còn lưu lại truyền thuyết: Thuở ấy, đất nước trong buổi nhiễu nhương. Tuyên phi Đặng Thị Huệ, là người được Chúa Trịnh sủng ái. Thị Huệ có những việc làm lăng loàn trong phủ Chúa, nhiều người căm phẫn nhưng không ai dám can gián. Đã thế, “cậu trời” Đặng Mậu Lân – em trai Thị Huệ càng bất chấp đạo lý, ăn chơi trác táng vô độ, dâm ác, coi thường mọi người. Sự việc đến mức không thể chấp nhận, phải đưa Mậu Lân ra xét xử. Ai cũng căm ghét Mậu Lân nhưng khi được cử xét xử thì như “treo chuông vào cổ con mèo”. Người thì cáo bệnh, người thì vin cớ này, cớ khác để khéo léo cáo lui. Sự thực thì họ sợ đụng chạm, xử nhẹ thì không hợp luật pháp, xử đúng thì sợ thế lực của Thị Huệ, Mậu Lân trả thù. Họ sợ “đấu tranh không biết tránh đâu”, cuối cùng lại thiệt cho mình. Ông Nghè Cát Ngạn được chỉ định nghị án. Nguyễn Thế Bình nghiêm cẩn, liêm khiết, thẳng thắn. Mậu Lân bị xử rất nặng. Quần thần hả hê nhưng không khỏi kinh hãi và khâm phục.
Ông Nghè Đinh Nhật Thận người làng Tiên Hội - xã Thanh Tiên bây giờ. Quốc triều đăng khoa lục chép về ông: “Ông đọc sách qua một lượt là nhớ. Làm văn, cất bút là xong, không cần phải nháp, ý tứ mới lạ, phần nhiều không theo khuôn sáo lối văn thời bấy giờ. Văn thơ ông làm xong là bỏ qua, không lưu lại bài nào” (Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục, Nxb Văn học, trang 69).
Ông đỗ Tiến sĩ đồng khoa với Cao Bá Quát, được ghi tên vào bia Văn miếu Quốc tử giám. Cụ Nghè Đinh là người sống khoáng đạt, phóng túng, giỏi ứng xử trong văn chương, thơ phú, làm thuốc giỏi, nổi tiếng với những toa thuốc “độc vị”. Chuyện kể: Mẹ của vị quan thượng thư ốm nặng, chạy chữa mãi không khỏi. Quan cho đòi cụ Nghè đến khám cho mẹ. Nghe lệnh đòi, cụ bảo: Xưa nay, chỉ có mời thầy chữa bệnh chứ ai lại bắt thầy đi chữa bệnh! Vị quan giận lắm nhưng vì sinh mệnh của mẹ nên phải hạ cố, đến mời Cụ Nghè Đinh. Theo lệ thường, với người quyền quý, người ta chỉ lục vấn, buộc chỉ vào cổ tay cho thầy bắt mạch. Cụ Nghè không chịu, đòi phải trực tiếp bắt mạch, xem mặt, xem lưỡi. Quan đành phải chấp nhận. Khám xong, Cụ Nghè bốc một toa thuốc độc vị, chỉ uống xong toa thuốc ấy bà đã khỏi bệnh.
Đinh Nhật Thận là bạn thân của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Cao Bá Quát làm quân sư cho Lê Duy Cự khởi nghĩa chống lại triều đình. Đinh Nhật Thận bị nghi kỵ, gọi về Huế để theo dõi. Chuyện kể rằng: Một lần mật thám của phủ Thừa Thiên thấy người nhà ông cầm một bức thư sang sông. Tên này giật lấy xem, thư viết: "Tứ tướng dĩ cụ, chỉ khiếm nhất viên, tương nhất bách nhị thập tinh binh, độ hà lai chiến", nghĩa là: "Bốn tướng đã có mặt, chỉ thiếu một tướng, hãy đem đủ 120 tinh binh, qua sông giao chiến". Bị bắt giải về phủ, ông giải thích: "Thưa, đây chỉ là một giấy mời đánh tổ tôm. Tôi đã có ba người bạn đến rủ đánh tổ tôm, với tôi là bốn, đó là "Tứ tướng dĩ cụ". Nhưng đánh tổ tôm phải có năm người, nên "Chỉ khiếm nhất viên". Tôi mời một người bạn nữa ở bên kia sông sang chơi và mượn thêm cỗ bài 120 quân, nên phải: "Tương nhất bách nhị thập tinh binh, qua sông giao chiến". Quan phủ doãn không chấp nhận, giải ông về trình bộ Hình. Quan thượng thư bộ Hình vốn có thù sẵn với ông nên cố tình ghép ông vào tội tử hình vì có âm mưu làm loạn. Nhưng ông đã thoát chết nhờ tài văn chương, “tếu táo”,... Vì mến tài ông, vua Tự Đức lưu ông lại ở kinh đô để dạy con em trong hoàng tộc và cũng là một kế để dễ bề kiềm tỏa. Ông mất năm Bính Dần (1866).
Nguyễn Sĩ Sách, người làng Tú Viên, xã Thanh Lương, đỗ đầu bằng Thành chung trường Nghệ, bạn thân với Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng, mới 26 tuổi đã làm Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ. Năm 1929, ông bị bọn mật thám bắt giam, chúng chuyển ông qua nhiều nhà giam. Đến đâu, ông cũng là linh hồn cho phong trào “biến nhà tù thành trường học”, đấu tranh với chế độ hà khắc của bọn đế quốc, thực dân. Chánh mật thám Công Bơ, người Pháp phụ trách nhà giam, biết ông là nhân vật quan trọng nên giở hết các ngón đòn xảo quyệt. Ngon ngọt mua chuộc dụ dỗ không được, chúng khảo tra tàn khốc. Không khuất phục được người cộng sản trẻ tuổi, chúng đưa ông về phòng biệt giam. Nguyễn Sĩ Sách cắp manh chiếu đi trước, Công Bơ cầm súng hằn học đi sau và không ngớt chửi rủa bằng tiếng Pháp. Ông đã dùng tiếng Pháp chửi thẳng vào mặt bọn chúng là quân dã man cướp nước mà miệng cứ bô bô là khai hóa văn minh, đồng thời dùng manh chiếu quật thẳng vào mặt của Công Bơ. Để bảo vệ tên chúa ngục khát máu khi bị ông quất chiếc chiếu vào mặt, bọn tay sai đã bắn chết đồng chí Nguyễn Sỹ Sách.
Nguyễn Bùi Vợi người làng Thổ Sơn - Cát Ngạn, 17 tuổi đã cùng Xuân Diệu đi đọc thơ phục vụ truyên truyền cải cách ruộng đất. Ông đi học Khu học xá ở Trung Quốc. Năm 1957, ông về làm tổ trưởng chuyên môn và dạy Văn tại trường Sư phạm Hà Nội. Một lần, ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Sư phạm về dự giờ một thầy giáo trong tổ. Đánh giá giờ dạy, Vụ trưởng trái ngược với ông Tổ trưởng và các thầy giáo trong trường. Ông Vụ trưởng phủ nhận hoàn toàn cả nội dung và phương pháp. Mọi người sợ, khép nép, không dám nói gì. Nguyễn Bùi Vợi không đồng tình. Ông lịch sự xin phép: Về tuổi tác, chúng em là bậc con cháu, về chức vụ, chúng em là cấp dưới, về học thuật thầy là Tiến sĩ nhưng về khoa học, xin thầy cho được bình đẳng, cho trao đổi, tranh luận,…Vị Vụ trưởng bực mình, cắp cặp bỏ về tức khắc và báo cáo với Bộ trưởng. Mấy hôm sau, không báo trước một buổi nào, Giáo sư - Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên trực tiếp về trường dự giờ giảng văn của “ông Đồ Nghệ trẻ”. Ngay sau tiếng trống hết giờ, Bộ trưởng bước lên bục giảng, cảm động, ôm lấy ông, khen và mong giáo viên văn ai cũng dạy được như vậy! Nguyễn Bùi Vợi mừng rơi nước mắt.
Xử nghiêm với người nhà “Hoàng thân, quốc thích”, không quỵ lụy trước ngạo nghễ, cường quyền, hiên ngang chấp nhận cái chết trước kẻ thù, ... thời nào cũng thường nhận cái thiệt về mình. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Nhiều người nể trọng, ngưỡng mộ và tự hào với những người, những hành động đó nhưng cũng có người cho rằng họ quá cực đoan, thiếu mềm mỏng, sao không chọn cách hành xử êm hơn, có lợi hơn (?). Đó là quan niệm của mỗi người!
Mấy mẩu trên chỉ là những câu chuyện điển hình, được sử sách, người đời truyền lại. Trong lịch sử, trên mảnh đất này, đã biết bao vụ việc đại loại như vậy. Tôi cứ “lăn tăn”: Có phải do sinh ra, lớn lên trên mảnh đất khô cằn, phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, dịch họa… chỉ có cái “chất” ấy mới tồn tại và phát triển?
Đất nước, quê hương đang tiếp tục hội nhập với mọi miền đất nước và quốc tế. Một góc nhìn trong tính cách, khí chất người Nghệ, đáng để ta ngẫm nghĩ, nghiên cứu, trao đổi.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ nếu tính tuổi theo phương Đông, bạn sẽ già hơn 2 tuổi so với cách tính của phương Tây.
Năm 2010, tôi sang Mỹ. Một trong những người đầu tiên tôi kết bạn là Timmo - anh chàng đẹp trai người Đức. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Timmo là cậu ta rất “thể thao” và thích uống bia. Timmo nói không uống nước lọc, khi khát sẽ uống bia hoặc sữa tươi.
Lần thứ hai gặp Timmo, tôi hỏi tuổi cậu ta.
Quang: So I am older than you are. Were you born in 1986?
Timmo: No, I was born in 1985. Quang: So you're 25 now, it's 2010.
Timmo: No, I am only 24, my birthday will be in the next 2 months.
Và từ đó, tôi đã hiểu về cách tính tuổi của người phương Tây. Với người phương Tây, khi bạn sinh nhật lần đầu tiên, bạn bước sang tuổi đầu tiên - tức 1 tuổi. Từ đó đến sinh nhật thứ 2, các bạn vẫn 1 tuổi (chính xác là “1 year and x months old”, nhưng người ta rút gọn phần tháng đằng sau). Vậy khi tôi hỏi tuổi Timmo, cậu ta đã 24 tuổi 10 tháng. Nhưng do hỏi tuổi, không hỏi tháng nên tháng 8 năm 2010, Timmo vẫn 24 tuổi.
Người Việt Nam và người phương Tây có cách tính tuổi không giống nhau. Ảnh: Reuters
Ở Việt Nam, chúng ta tính tuổi theo năm. Tức là nếu bạn sinh năm 1985 thì vào ngày 1/1/2010, bạn tròn 25 tuổi (bất kể bạn sinh tháng nào năm 1985) và người ta cộng thêm 1 tuổi bạn nằm trong bụng mẹ nữa, vậy là bạn 26 tuổi.
Miễn bàn về độ đúng - sai của cách tính tuổi phương Tây và phương Đông, đây trở thành một trong những đề tài lý thú mà tôi chia sẻ với các bạn sinh viên Mỹ và quốc tế. Khi tôi nói ngày sinh và tuổi của mình ở Việt Nam (hồi đó tính là 30 tuổi ta), các bạn sinh viên quốc tế đều mắt tròn mắt dẹt "Oh, really", và cảm thấy rất thú vị. So với các bạn Mỹ, như vậy dường như tôi luôn "bị" già đi 2 tuổi. Và suy cho cùng, tôi thích cách tính của người Mỹ và châu Âu hơn. Nhưng trong các văn bản pháp lý, cách tính của phương Đông và phương Tây là thống nhất.
Vậy, nếu các bạn ra nước ngoài, hãy nhớ cách tính tuổi của mình cho chính xác nhé. Để kết thúc bài viết, tôi xin chia sẻ một cách để bắt đầu câu chuyện về tuổi khi nói chuyện với người nước ngoài:
Quang: I am 30 years old, but in my country, I am 32 years old. Do you know why?
Foreigner (curious): Oh, really, why?